Thương nhân sản xuất, chế biến khí có được thực hiện pha chế khí tại cơ sở sản xuất, chế biến của thương nhân không?
- Thương nhân sản xuất, chế biến khí có được thực hiện pha chế khí tại cơ sở sản xuất, chế biến của thương nhân không?
- Thương nhân sản xuất, chế biến khí có phải công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm khí do mình pha chế không?
- Việc xây dựng quy định về đăng ký cơ sở pha chế khí là trách nhiệm của ai?
Thương nhân sản xuất, chế biến khí có được thực hiện pha chế khí tại cơ sở sản xuất, chế biến của thương nhân không?
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP giải thích thì Pha chế khí là quá trình phối trộn sản phẩm, bán thành phẩm khí có bổ sung phụ gia và các chế phẩm khác thành các sản phẩm khí.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định về pha chế khí như sau:
Pha chế khí
1. Thương nhân sản xuất, chế biến khí và thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí được thực hiện pha chế khí tại cơ sở sản xuất, chế biến hoặc kho chứa khí của thương nhân.
2. Thương nhân pha chế khí phải có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 năm với tổ chức đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Thương nhân thực hiện pha chế khí phải đăng ký cơ sở pha chế với Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khí ở là khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng và khí thiên nhiên nén theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP giải thích.
Như vậy, thương nhân sản xuất, chế biến khí được thực hiện pha chế khí tại cơ sở sản xuất, chế biến của thương nhân.
Thương nhân pha chế khí phải có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 năm với tổ chức đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Thương nhân thực hiện pha chế khí phải đăng ký cơ sở pha chế khí với Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thương nhân sản xuất, chế biến khí có phải công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm khí do mình pha chế không? (Hình từ Internet)
Thương nhân sản xuất, chế biến khí có phải công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm khí do mình pha chế không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 21 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất, chế biến LPG/LNG/CNG
1. Có các quyền và nghĩa vụ như thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí quy định từ khoản 3 đến khoản 16 Điều 20 Nghị định này.
2. Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc ủy quyền cho chi nhánh hoặc công ty con của thương nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu khí khi đáp ứng đủ điều kiện của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
3. Trước khi đưa sản phẩm do nhà máy sản xuất lưu thông lần đầu trên thị trường phải được kiểm tra, bảo đảm các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, đo lường theo quy định của pháp luật.
4. Phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm khí do mình sản xuất, chế biến, pha chế khí. Trường hợp sử dụng phụ gia để sản xuất, chế biến, pha chế khí, thương nhân sản xuất, chế biến phải thông báo về Bộ Khoa học và Công nghệ tiêu chuẩn của phụ gia và cam kết bảo đảm chất lượng phụ gia không ảnh hưởng đến an toàn cho người, động vật, thực vật, môi trường và chất lượng khí.
5. Thường xuyên kiểm tra an toàn đối với máy, thiết bị, dây chuyền công nghệ để phát hiện và kịp thời khắc phục các dấu hiệu không bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến khí.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất, chế biến khí được quy định cụ thể trên.
Theo đó, thương nhân sản xuất, chế biến khí phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm khí do mình sản xuất, chế biến, pha chế khí.
Trường hợp sử dụng phụ gia để sản xuất, chế biến, pha chế khí, thương nhân sản xuất, chế biến phải thông báo về Bộ Khoa học và Công nghệ tiêu chuẩn của phụ gia và cam kết bảo đảm chất lượng phụ gia không ảnh hưởng đến an toàn cho người, động vật, thực vật, môi trường và chất lượng khí.
Việc xây dựng quy định về đăng ký cơ sở pha chế khí là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ như sau:
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
...
2. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo lường, chất lượng trong hoạt động kinh doanh khí, quy định thực hiện thống nhất trong cả nước; quản lý, thanh tra, kiểm tra về đo lường, chất lượng khí trong sản xuất, chế biến, nhập khẩu, pha chế, giao nhận, vận chuyển và lưu thông trên thị trường;
b) Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện, thiết bị đo lường trong kinh doanh khí theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường;
c) Quy định việc sử dụng phụ gia để sản xuất, chế biến và pha chế khí; quy định việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm;
d) Xây dựng, ban hành quy định về đăng ký cơ sở pha chế khí.
Theo quy định trên, xây dựng, ban hành quy định về đăng ký cơ sở pha chế khí là trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?