Huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG nhóm 1 những nội dung gì?
- Nhóm 1 huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG gồm những ai?
- Huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG nhóm 1 những nội dung gì?
- Huấn luyện lại kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG nhóm 1 khi nào? Thời gian huấn luyện lại trong bao lâu?
Nhóm 1 huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 53/2018/TT-BCT quy định về đối tượng huấn luyện như sau:
Đối tượng huấn luyện
1. Nhóm 1, bao gồm:
a) Người đứng đầu cơ sở kinh doanh khí hoặc cơ sở tiến hành hoạt động kinh doanh khí, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở.
b) Người đứng đầu các phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng và tương đương.
c) Cấp phó người đứng đầu theo quy định tại điểm a và b Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn cơ sở kinh doanh khí.
...
Cơ sở kinh doanh khí bao gồm: thương nhân sản xuất, chế biến khí; thương nhân xuất, nhập khẩu khí; thương nhân kinh doanh mua bán khí; thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng xuất, nhập khẩu khí, bồn chứa khí, kho chứa LPG chai, phương tiện vận chuyển khí; trạm nạp, trạm cấp khí; cửa hàng bán lẻ LPG chai; thương nhân sản xuất, sửa chữa chai LPG; thương nhân sản xuất chai LPG mini theo khoản 16 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP.
Theo đó, nhóm 1 huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG gồm:
- Người đứng đầu cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở.
- Người đứng đầu các phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; Phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; Quản đốc phân xưởng và tương đương.
- Cấp phó người đứng đầu các trường hợp trên được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn cơ sở kinh doanh khí.
Huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG nhóm 1 (Hình từ Internet)
Huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG nhóm 1 những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 53/2018/TT-BCT quy định nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG quy định tại Phụ lục III.
Tại Mục I Phụ lục III Nội dung về huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG Ban hành kèm theo Thông tư 53 /2018/TT-BCT quy định như sau:
Đối với nhóm 1
1. Giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn liên quan đến cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG.
2. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, sửa chữa chai LPG.
3. Quy định về an toàn đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG. Yêu cầu về kiểm định và chứng nhận hợp quy với chai LPG.
4. Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó với tình huống khẩn cấp.
...
Như vậy, việc huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG đối với nhóm 1 gồm những nội dung được quy định cụ thể trên.
Huấn luyện lại kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG nhóm 1 khi nào? Thời gian huấn luyện lại trong bao lâu?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 53/2018/TT-BCT quy định về hình thức và thời gian huấn luyện như sau:
Hình thức và thời gian huấn luyện
1. Hình thức huấn luyện:
a) Huấn luyện lần đầu.
b) Huấn luyện định kỳ hàng năm.
c) Huấn luyện lại: Được thực hiện khi có thay đổi vị trí làm việc, thay đổi công nghệ, khi người lao động nghỉ việc từ sáu tháng trở lên, hoặc khi kiểm tra không đạt yêu cầu.
2. Thời gian huấn luyện lần đầu:
a) Nhóm 1: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
b) Nhóm 2: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
c) Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
3. Thời gian huấn luyện định kỳ: bằng một nửa thời gian huấn luyện lần đầu.
4. Thời gian huấn luyện lại: Bằng thời gian huấn luyện lần đầu.
5. Huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.
Theo đó, việc huấn luyện lại kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG được thực hiện khi có thay đổi vị trí làm việc, thay đổi công nghệ, khi người lao động nghỉ việc từ sáu tháng trở lên, hoặc khi kiểm tra không đạt yêu cầu.
Thời gian huấn luyện lại: Bằng thời gian huấn luyện lần đầu là tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?