Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có được quyền cầm giữ hàng hóa để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng không?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có được quyền cầm giữ hàng hóa để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng không?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá của khách hàng có nghĩa vụ gì?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có được thực hiện hợp đồng khác với chỉ dẫn của khách hàng không?
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có được quyền cầm giữ hàng hóa để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng không?
Quyền cầm giữ hàng hoá của thương nhân được quy định tại khoản 1 Điều 239 Luật Thương mại 2005 như sau:
Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
2. Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.
3. Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó.
4. Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu.
5. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.
Như vậy, theo quy định, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật;
Trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.
Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có được quyền cầm giữ hàng hóa để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng không? (Hình từ Internet)
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá của khách hàng có nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại Điều 240 Luật Thương mại 2005 thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá có các nghĩa vụ sau đây:
(1) Bảo quản, giữ gìn hàng hoá;
(2) Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý;
(3) Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá không còn;
(4) Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cầm giữ.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có được thực hiện hợp đồng khác với chỉ dẫn của khách hàng không?
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Điều 235 Luật Thương mại 2005 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;
d) Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
2. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.
Như vậy, theo quy định, trong quá trình thực hiện hợp đồng, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo về công tác đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ dành cho sở GTVT mới nhất 2025?
- Phiếu bổ sung lý lịch Đảng viên mới nhất năm 2025 và cách viết chi tiết? Cách ghi phiếu bổ sung hồ sơ Đảng viên 2025?
- Zalo BHXH Việt Nam là gì? Những hành vi bị cấm khi tương tác trên Zalo BHXH Việt Nam theo quy định?
- Tổng hợp bản kiểm điểm đoàn viên, tập thể chi đoàn cuối năm mới nhất theo quy định? Tổ chức cơ sở Đoàn gồm những tổ chức thành phần nào?
- Bộ Nội vụ thưởng đột xuất 5 lần mức lương cơ sở cho đối tượng nào? Tiền thưởng đột xuất sẽ được thanh toán trực tiếp vào tài khoản lương?