Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có bao gồm hoạt động logistics không?
- Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam được xây dựng nội dung hướng tới những điều gì?
- Hoạt động xúc tiến thương mại thuộc chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có bao gồm hoạt động logistics không?
- Hoạt động logistics phục vụ hoạt động ngoại thương có được lên kế hoạch thực hiện dài hạn, trên phạm vi toàn quốc và tại nước ngoài không?
Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam được xây dựng nội dung hướng tới những điều gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định:
Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam
1. Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam là Chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì thực hiện nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu ở cấp quốc gia cho các ngành hàng phù hợp với chiến lược xuất nhập khẩu và chiến lược phát triển ngành hàng từng thời kỳ, định hướng và Mục tiêu của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
2. Nội dung các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam bao gồm:
a) Xây dựng Mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển thương hiệu ngành hàng theo từng thời kỳ; xây dựng hệ thống tiêu chí, biểu trưng thương hiệu ngành hàng;
b) Hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các hiệp hội và doanh nghiệp thành viên trong việc xây dựng, quản trị và bảo vệ thương hiệu ngành hàng;
c) Truyền thông, quảng bá thương hiệu ngành hàng ở trong nước và nước ngoài;
d) Các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 3 Nghị định này;
đ) Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí của các Chương trình.
3. Các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam ưu tiên hỗ trợ địa phương, tổ chức, hiệp hội ngành hàng có nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nước và nước ngoài.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ lồng ghép việc xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng với xây dựng, phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý tại các khu vực, địa phương.
Theo đó, chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam được xây dựng nội dung hướng tới:
- Xây dựng Mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển thương hiệu ngành hàng theo từng thời kỳ; xây dựng hệ thống tiêu chí, biểu trưng thương hiệu ngành hàng;
- Hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các hiệp hội và doanh nghiệp thành viên trong việc xây dựng, quản trị và bảo vệ thương hiệu ngành hàng;
- Truyền thông, quảng bá thương hiệu ngành hàng ở trong nước và nước ngoài;
- Các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định pháp luật.
- Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí của các Chương trình.
Lưu ý: Các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam ưu tiên hỗ trợ địa phương, tổ chức, hiệp hội ngành hàng có nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nước và nước ngoài.
Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có bao gồm hoạt động logistics không? (Hình từ Internet)
Hoạt động xúc tiến thương mại thuộc chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có bao gồm hoạt động logistics không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định:
Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương
1. Hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam.
2. Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương.
3. Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
5. Các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hoạt động logistics phục vụ hoạt động ngoại thương là hoạt động xúc tiến thương mại thuộc chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam.
Hoạt động logistics phục vụ hoạt động ngoại thương có được lên kế hoạch thực hiện dài hạn, trên phạm vi toàn quốc và tại nước ngoài không?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc, quy định chung đối với Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu
1. Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu là các hoạt động xúc tiến thương mại đặc thù thực hiện theo các tiêu chí:
a) Hỗ trợ xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp và ngành hàng, thúc đẩy phát triển ngoại thương;
b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ngoại thương theo từng thời kỳ;
c) Được Nhà nước thực hiện trong dài hạn, trên phạm vi toàn quốc và tại nước ngoài;
d) Trong khuôn khổ các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
...
Căn cứ Điều 17 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định:
Các Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu
1. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
2. Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam.
3. Các Chương trình khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó, chỉ có chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu hoạt động xúc tiến thương mại đặc thù thực mới là được Nhà nước thực hiện trong dài hạn, trên phạm vi toàn quốc và tại nước ngoài.
Tuy nhiên, hoạt động logistics phục vụ hoạt động ngoại thương không thuộc các chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu. Do đó, hoạt động logistics phục vụ hoạt động ngoại thương không được lên kế hoạch thực hiện dài hạn, trên phạm vi toàn quốc và tại nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?