Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thu hồi giấy phép thì Tiền quỹ bình ổn giá sẽ đi về đâu?
- Thương nhân đầu mối bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong trường hợp nào?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thu hồi giấy phép thì Tiền quỹ bình ổn sẽ về đâu?
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có hiệu lực kể từ thời điểm nào?
Thương nhân đầu mối bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong trường hợp nào?
Trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh của cửa hàng xăng dầu được quy định tại khoản 6 Điều 25 Nghị định 83/2014/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu
...
6. Sở Công Thương có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu. Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu bị thu hồi trong các trường hợp: Thương nhân không tiếp tục hoạt động kinh doanh xăng dầu trong thời gian từ một (01) tháng trở lên; thương nhân bị phá sản theo quy định của pháp luật; không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 24 Nghị định này; thương nhân vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm quy định về bảo đảm số lượng, chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường tại Nghị định này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì thương nhân đầu mối bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nhưng trường hợp sau:
- Thương nhân không tiếp tục hoạt động kinh doanh xăng dầu trong thời gian từ một (01) tháng trở lên;
- Thương nhân bị phá sản theo quy định của pháp luật;
- Không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 24 Nghị định 83/2014/NĐ-CP;
- Thương nhân vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm quy định về bảo đảm số lượng, chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thu hồi giấy phép thì Tiền quỹ bình ổn giá sẽ đi về đâu? (Hình từ Internet)
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thu hồi giấy phép thì Tiền quỹ bình ổn sẽ về đâu?
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được quy định tại Điều 9 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, khoản 8 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
...
16. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
17. Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.
18. Được ủy quyền cho Công ty con trực thuộc thực hiện một số thẩm quyền kinh doanh xăng dầu theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
19. Thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
20. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải thực hiện trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu và báo cáo, công khai theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.”
21. Trường hợp thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, hoặc không làm thủ tục cấp mới khi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hết hạn, hoặc thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động đăng ký không tiếp tục làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, hoặc doanh nghiệp là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị phá sản, giải thể, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ chuyển, nộp toàn bộ số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào ngân sách nhà nước (nếu Quỹ bình ổn giá tại doanh nghiệp có số dư dương)
Như vậy, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thì thương nhân có nghĩa vụ chuyển, nộp toàn bộ số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào ngân sách nhà nước
Lưu ý: Việc chuyển, nộp chỉ được thực hiện nếu Quỹ bình ổn giá tại doanh nghiệp có số dư dương.
Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có hiệu lực kể từ thời điểm nào?
Tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 83/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu
...
3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:
a) Thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ về Sở Công Thương.
b) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
c) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 4 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu có thời hạn hiệu lực là năm (05) năm kể từ ngày cấp mới.
5. Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
...
Theo đó, Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu có thời hạn hiệu lực là 05 năm. Thời hạn hiệu lực được tính kể từ ngày cấp mới.
Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu được lập theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP TẢI VỀ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?