Thương nhân có trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng LNG có quyền thanh lý hợp đồng bán LNG trước thời hạn đối với những khách hàng như thế nào?

Cho tôi hỏi, thương nhân có trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng LNG có quyền thanh lý hợp đồng bán LNG trước thời hạn đối với những khách hàng như thế nào? Khu vực tiếp nhận khí thiên nhiên hóa lỏng LNG từ xe bồn như thế nào để đảm bảo an toàn đối với trạm cấp khí? Câu hỏi của chị Thanh Trâm tại Bình Phước.

Điều kiện đối với trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng LNG được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với trạm cấp LNG như sau:

Điều kiện đối với trạm cấp LPG/LNG/CNG
1. Trạm cấp phải thuộc thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Trạm cấp phải được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.
3. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

LNG là từ viết tắt của Khí thiên nhiên hóa lỏng, tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4). Tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP giải thích.

Theo đó, trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng LNG cần đáp ứng những điều kiện sau:

- Trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng LNG phải thuộc thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng LNG phải được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.

- Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

trạm cấp khí

Trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng LNG (Hình từ Internet)

Thương nhân có trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng LNG có quyền thanh lý hợp đồng bán LNG trước thời hạn đối với những khách hàng như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân có trạm cấp LNG được quy định tại Điều 28 Nghị định 87/2018/NĐ-CP như sau:

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân có trạm cấp LNG
1. Chỉ bán LNG cho khách hàng có hợp đồng mua LNG đáp ứng các quy định về an toàn sử dụng LNG, phòng cháy và chữa cháy; bán đúng giá quy định, đủ khối lượng LNG theo hợp đồng đã ký với khách hàng và phải bảo đảm chất lượng LNG phù hợp với nhãn hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn do thương nhân sản xuất, chế biến, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu đã công bố theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản có liên quan.
2. Tạm dừng bán LNG hoặc thanh lý hợp đồng bán LNG trước thời hạn đối với những khách hàng không tuân thủ quy định về an toàn sử dụng LNG, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống nổ hoặc tự ý thay thế, lắp đặt thêm thiết bị phụ trợ dùng LNG.
3. Cử nhân viên kỹ thuật đến trạm cấp để lắp đặt, thay thế trong trường hợp, khách hàng cần thay thế thiết bị dùng LNG.
4. Phải thường xuyên kiểm tra an toàn, phương tiện, thiết bị đo lường, phát hiện nguy cơ cháy nổ, độ kín van khóa, van an toàn, thiết bị phụ trợ dùng LNG, các đầu nối tiếp xúc, đường ống dẫn LNG đến từng khách hàng; phát hiện và xử lý kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ không bảo đảm an toàn khi sử dụng LNG.
5. Cung cấp cho khách hàng bản hướng dẫn an toàn sử dụng LNG, trong đó có ghi số điện thoại của trạm cấp LNG, nhân viên trực tiếp quản lý trạm cấp LNG để liên hệ khi cần thiết.
6. Chỉ được bán LNG bằng đường ống theo hợp đồng; không được phép nạp LNG cho bất kỳ khách hàng nào, kể cả thương nhân kinh doanh LNG khác.
7. Phải xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm khí.
8. Tuân thủ các quy định về quản lý an toàn, phòng cháy và chữa cháy, quản lý đo lường, chất lượng trong hoạt động kinh doanh khí quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân có trạm cấp LNG được quy định cụ thể trên.

Theo đó, thương nhân có trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng LNG có quyền tạm dừng bán LNG hoặc thanh lý hợp đồng bán LNG trước thời hạn đối với những khách hàng không tuân thủ quy định về an toàn sử dụng LNG, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống nổ hoặc tự ý thay thế, lắp đặt thêm thiết bị phụ trợ dùng LNG.

Khu vực tiếp nhận khí thiên nhiên hóa lỏng LNG từ xe bồn như thế nào để đảm bảo an toàn đối với trạm cấp khí?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 52 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định về an toàn đối với trạm cấp khí như sau:

An toàn đối với trạm cấp khí
1. Khoảng cách từ bồn chứa khí tới bồn chứa chất lỏng dễ cháy khác có điểm bắt cháy dưới 65°C không được nhỏ hơn 07 m.
2. Quy định đối với khu vực tiếp nhận khí từ xe bồn
a) Tại lối vào dành cho xe bồn, phải có biển báo hạn chế tốc độ;
b) Khu vực tiếp nhận xe bồn phải có ký hiệu đánh dấu rõ ràng, phải có biển báo hiệu vị trí tiếp nhận xe bồn và không cho người không có nhiệm vụ qua lại khi nhập khí vào bồn chứa;
c) Đầu xe bồn khi nhập khí phải hướng ra đường chính hoặc đường thoát hiểm và không bị cản trở khi sơ tán khẩn cấp.
3. Phải đảm bảo cho xe chữa cháy ra, vào trạm trong trường hợp cần thiết.
4. Các thiết bị đặt trong khu vực có nguy cơ bị hư hại phải được bảo vệ bằng các biện pháp an toàn như rào chắn, cột sắt, cột bê tông và có biển cảnh báo. Các thiết bị an toàn này phải không làm ảnh hưởng tới độ thông thoáng của khu vực tồn chứa khí.

Theo đó, để đảm bảo an toàn đối với trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng LNG, khu vực tiếp nhận khí từ xe bồn phải đpá ứng những điều kiện sau:

- Tại lối vào dành cho xe bồn, phải có biển báo hạn chế tốc độ;

- Khu vực tiếp nhận xe bồn phải có ký hiệu đánh dấu rõ ràng, phải có biển báo hiệu vị trí tiếp nhận xe bồn và không cho người không có nhiệm vụ qua lại khi nhập khí vào bồn chứa;

- Đầu xe bồn khi nhập khí phải hướng ra đường chính hoặc đường thoát hiểm và không bị cản trở khi sơ tán khẩn cấp.

Khí thiên nhiên hóa lỏng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí thiên nhiên hóa lỏng được quy định ra sao?
Pháp luật
Kho chứa LNG nổi là gì? Khi vận hành, hệ thống kho chứa LNG nổi sẽ tạo ra bao nhiêu loại nước thải?
Pháp luật
Thiết bị phụ trợ sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng gồm những thiết bị nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Hệ thống phân phối và đo đếm khí thiên nhiên hóa lỏng tại các trạm công cộng phải đảm bảo độ chính xác tối thiểu là bao nhiêu?
Pháp luật
Đặc tính cơ bản của khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là gì? Phương tiện bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc LNG quy định ra sao?
Pháp luật
Tàu chở LNG là gì? Tổng quan quy trình đo lường hàng hóa trên tàu chở LNG được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bồn vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng trên phương tiện giao thông đường bộ được thiết kế như thế nào?
Pháp luật
Hệ thống phân phối và đo đếm LNG cho phương tiện giao thông đường bộ tại các trạm công cộng phải có độ chính xác tối thiểu là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu khí thiên nhiên hóa lỏng sử dụng làm nhiên liệu cho ứng dụng hàng hải được lấy theo mấy phương pháp?
Pháp luật
Nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng nhưng không có bồn chứa khí thì tổ chức bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Khí thiên nhiên hóa lỏng trong hệ thống phân phối và đo đếm LNG cho phương tiện giao thông đường bộ sẽ tồn tại dưới dạng khí hay dạng lỏng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khí thiên nhiên hóa lỏng
944 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khí thiên nhiên hóa lỏng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khí thiên nhiên hóa lỏng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào