Thương nhân có được tự thiết lập website phục vụ cho hoạt động thương mại của mình không? Quy trình đăng ký website thương mại điện tử như thế nào?
Thương nhân có được tự thiết lập website phục vụ cho hoạt động thương mại của mình không?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 10 Nghị định 08/2018/NĐ-CP và Điều 11 Nghị định 08/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng như sau:
"Điều 52. Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân;
2. Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định này."
Theo đó, anh cần phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đã quy định thì mới có thể tự thiết lập website cho mình. Đầu tiên anh phải có mã số thuế cá nhân và đã thực hiện thông báo cho Bộ Công Thường về việc anh đã thiết lập trang web thương mại cho việc kinh doanh của mình.
Tự thiết lập website
Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng như thế nào?
Theo Điều 53 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) quy định về thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng như sau:
"Điều 53. Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành thông báo trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử trước khi chính thức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đến người dùng;
2. Thông tin phải thông báo bao gồm:
a) Tên miền của website thương mại điện tử;
b) Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;
c) Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;
d) Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
đ) Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
e) Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;
g) Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương"
Quy trình đăng ký website thương mại điện tử như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quy trình đăng ký như sau:
"Điều 15. Quy trình đăng ký
1. Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.
2. Để khai báo hồ sơ, thương nhân, tổ chức truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và tiến hành các bước sau:
Bước 1: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:
- Tên thương nhân, tổ chức;
- Số đăng ký kinh doanh của thương nhân, số quyết định thành lập của tổ chức;
- Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;
- Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức;
- Các thông tin liên hệ.
Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:
- Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;
- Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.
Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:
- Xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu thương nhân, tổ chức thực hiện tiếp Bước 5;
- Thông báo hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin. Khi đó thương nhân, tổ chức quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu.
Bước 5: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy) theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Thương nhân, tổ chức có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4 theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu thương nhân, tổ chức không có phản hồi thì hồ sơ đăng ký trên hệ thống sẽ bị chấm dứt và thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại từ đầu."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?