Cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào?
- Cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào?
- Quy định về công bố danh sách các website thương mại điện tử đã thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký như thế nào?
- Thông tin khi công bố danh sách các website thương mại điện tử vi phạm quy định của pháp luật bao gồm những nội dung gì?
Cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 31 Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định như sau:
Tiếp nhận thông tin phản ánh và công bố danh sách website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật
1. Bộ Công Thương tiếp nhận phản ánh của tổ chức, cá nhân về các hành vi sau trên website thương mại điện tử:
a) Vi phạm các quy định về thông báo và đăng ký website thương mại điện tử;
b) Vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ;
c) Vi phạm các quy định về trách nhiệm của người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ;
d) Vi phạm các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân và an toàn thanh toán trong thương mại điện tử tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ;
đ) Các vi phạm khác quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn. Khi thực hiện phản ánh, tổ chức, cá nhân phải cung cấp các thông tin tối thiểu sau:
a) Họ tên, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ cư trú, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người phản ánh;
b) Địa chỉ website thương mại điện tử nơi diễn ra hành vi bị phản ánh;
c) Hành vi bị phản ánh;
d) Tóm tắt nội dung phản ánh;
đ) Các tài liệu, bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm (nếu có).
3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân thực hiện phản ánh nhận trả lời của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã cung cấp về một trong các nội dung sau:
- Xác nhận thông tin phản ánh đầy đủ, hợp lệ và được tính vào số lượng phản ánh quy định tại điểm a Khoản 4 Điều này;
- Thông báo thông tin phản ánh không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin.
4. Việc công bố thông tin phản ánh đối với một website thương mại điện tử trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử được thực hiện như sau:
a) Website thương mại điện tử có trên 5 (năm) ý kiến phản ánh từ các tổ chức, cá nhân khác nhau về một hoặc nhiều hành vi nêu tại Khoản 1 Điều này sẽ nhận được thông báo của Bộ Công Thương yêu cầu giải trình về những ý kiến phản ánh nói trên.
b) Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải trình của Bộ Công Thương, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử không phản hồi hoặc không giải trình được về các ý kiến phản ánh, thì website đó sẽ bị đưa vào danh sách website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên, khi thực hiện phản ánh trực tuyến cá nhân phải cung cấp các thông tin tối thiểu sau thì phản ánh trực tuyến mới được tiếp nhận:
- Họ tên, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ cư trú, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người phản ánh;
- Địa chỉ website thương mại điện tử nơi diễn ra hành vi bị phản ánh;
- Hành vi bị phản ánh;
- Tóm tắt nội dung phản ánh;
- Các tài liệu, bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm (nếu có).
Cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào? (Hình từ Internet)
Quy định về công bố danh sách các website thương mại điện tử đã thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký như thế nào?
Căn cứ tại Điều 28 Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định như sau:
Công bố danh sách các website thương mại điện tử đã thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký
1. Ngay sau khi website thương mại điện tử hoàn thành thủ tục thông báo hoặc đăng ký theo các quy định tại Thông tư này và nhận được xác nhận của Bộ Công Thương, thông tin về website sẽ được đưa vào danh sách website thương mại điện tử đã thông báo hoặc đăng ký để công bố công khai trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
2. Thông tin công bố bao gồm các thông tin quy định tại Khoản 2 Điều 65 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.
3. Khi một website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bị chấm dứt hoặc hủy bỏ đăng ký, thông tin về website sẽ bị rút khỏi danh sách này và chuyển sang chế độ website đã chấm dứt đăng ký hoặc chuyển vào danh sách website vi phạm quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 30 Thông tư này.
Thông tin khi công bố danh sách các website thương mại điện tử vi phạm quy định của pháp luật bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 30 Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định thông tin danh sách các website thương mại điện tử vi phạm quy định của pháp luật bao gồm:
- Tên website thương mại điện tử;
- Tên và thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website;
- Hành vi vi phạm của thương nhân, tổ chức, cá nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?