Thuốc bảo vệ thực vật được đóng gói như thế nào? Có đóng gói dưới dạng ống tiêm thủy tinh cho đẹp được không?
Nguyên tắc bao gói thuốc bảo vệ thực vật
Khoản 1 Điều 71 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định về bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Vật liệu phải bền chắc, không bị thuốc bảo vệ thực vật chứa bên trong ăn mòn, phá hủy, rò rỉ, phát tán thuốc ra ngoài;
- Không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc bảo vệ thực vật;
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bao gói thuốc bảo vệ thực vật hoặc tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật công bố áp dụng;
- Không gây nguy hiểm cho người, động vật và môi trường.
Nguyên tắc bao gói thuốc bảo vệ thực vật
Yêu cầu về bao gói thuốc bảo vệ thực vật
Điều 74 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT yêu cầu về bao gói thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng với tất cả các loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật kể cả các loại bao gói được tái chế hoặc sử dụng lại.
(1) Bao gói phải đảm bảo:
- Chất lượng tốt có thể chịu được những va chạm và chấn động bình thường trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho tàng bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới;
- Phải kín để đảm bảo không làm thất thoát hóa chất trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, tăng nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;
- Phía bên ngoài bao gói phải đảm bảo sạch và không dính bất cứ hóa chất nguy hiểm nào.
(2) Các phần của bao gói có tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo:
- Không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của hóa chất đóng gói bên trong;
- Không có các tác động nguy hiểm, tác động làm xúc tác hay phản ứng với thuốc bảo vệ thực vật trong bao gói;
- Được dùng lớp lót trơ thích hợp để làm lớp lót bảo vệ, cách ly bao gói với thuốc bảo vệ thực vật đóng gói bên trong.
(3) Các lớp bao gói bên trong khi thuốc bảo vệ thực vật được đóng gói hai lớp phải đảm bảo sao cho trong điều kiện vận chuyển bình thường, chúng không thể bị vỡ, đâm thủng hoặc rò rỉ các chất được bao gói ra lớp bao gói bên ngoài.
(4) Các loại bao gói bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như các loại thuỷ tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa nhất định cần phải được chèn cố định với lớp bao gói ngoài bằng các vật liệu chèn, đệm giảm chấn thích hợp.
(5) Các thuốc bảo vệ thực vật không được bao gói cùng nhau trong cùng một lớp bao gói ngoài hoặc trong một khoang vận chuyển lớn, khi các hóa chất này có thể phản ứng cùng với nhau và gây ra: bốc cháy hoặc phát nhiệt lớn; phát nhiệt hoặc bốc cháy tạo hơi ngạt, ô xy hóa hay khí độc; tạo ra chất có tính ăn mòn mạnh; tạo ra các chất không bền.
(6) Bao gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng lỏng
- Phải có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển;
- Phải có khoảng không cần thiết để đảm bảo bao gói không bị rò rỉ hay biến dạng xảy ra vì sự tăng thể tích của các chất lỏng được bao gói khi nhiệt độ tăng trong quá trình vận chuyển;
- Phải thử độ rò rỉ trước khi sử dụng.
(7) Bao gói của thuốc bảo vệ thực vật dễ bay hơi phải đủ độ kín để đảm bảo trong quá trình vận chuyển mức chất lỏng không xuống thấp dưới mức giới hạn.
(8) Bao gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng hạt hay bột cần phải đủ kín để tránh rơi lọt hoặc cần có các lớp đệm lót kín.
(9) Bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng được quản lý như bao gói đang chứa thuốc bảo vệ thực vật.
(10) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng tiêu chuẩn cho bao gói thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 71 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013.
Thuốc bảo vệ thực vật đóng gói dạng ống tiêm thủy tinh được không?
Điều 24 Nghị định 31/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị định 04/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:
"3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất thuốc không có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;
b) Đóng gói thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh;
c) Tiếp tục sản xuất khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất thuốc;
d) Không thực hiện thu hồi hoặc không tuân thủ thời hạn thu hồi thuốc bảo vệ thực vật theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tiêu hủy hoặc buộc tái chế thuốc thành phẩm còn có khả năng tái chế đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi thuốc bảo vệ thực vật có nhãn sai quy định và buộc loại bỏ các nội dung vi phạm hoặc thay nhãn theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy thuốc thành phẩm, thuốc kỹ thuật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.”
Theo đó hành vi đóng gói thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh sẽ bị xử phạt từ 15-20 triệu đồng. Đồng thời buộc tiêu hủy số thuốc thành phẩm, thuốc kỹ thuật. Tuy nhiên đây chỉ là mức xử phạt đối với cá nhân, còn tổ chức mức phạt sẽ nhân đôi (khoản 2 Điều 5 Nghị định 31/2016/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?