Thuê người môi giới để ký hợp đồng xuất khẩu gạo nhưng hợp đồng bị hủy thì có phải thanh toán chi phí phát sinh cho người môi giới?
- Thuê người môi giới để ký hợp đồng xuất khẩu gạo nhưng hợp đồng bị hủy thì có phải thanh toán chi phí phát sinh cho người môi giới?
- Thuê người môi giới để ký hợp xuất khẩu gạo thì người môi giới có nghĩa vụ như thế nào?
- Thuê người môi giới để ký hợp xuất khẩu gạo thì bên được môi giới có nghĩa vụ gì đối với người môi giới không?
- Mức thù lao môi giới cho bên môi giới để ký hợp xuất khẩu gạo cho bên được môi giới thế nào?
Thuê người môi giới để ký hợp đồng xuất khẩu gạo nhưng hợp đồng bị hủy thì có phải thanh toán chi phí phát sinh cho người môi giới?
Môi giới thương mại được quy định tại Điều 150 Luật Thương mại 2005, theo đó:
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Người môi giới được hưởng thù lao theo quy định tại Điều 153 Luật Thương mại 2005, theo đó:
Quyền hưởng thù lao môi giới
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.
2. Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
Việc thanh toán chi phí phát sinh cho người môi giới được quy định tại Điều 154 Luật Thương mại 2005, theo đó:
Thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới.
Như vậy, khi đã thuê người môi giới để ký hợp xuất khẩu gạo nhưng hợp đồng bị hủy (không mang lại kết quả) thì bên được môi giới vẫn phải thanh toán chi phí phát sinh cho người môi giới theo như các quy định trên.
Thuê người môi giới để ký hợp xuất khẩu gạo nhưng hợp đồng bị hủy thì có phải thanh toán chi phí phát sinh cho người môi giới? (Hình từ Internet)
Thuê người môi giới để ký hợp xuất khẩu gạo thì người môi giới có nghĩa vụ như thế nào?
Nghĩa vụ của người môi giới được quy định tại Điều 151 Luật Thương mại 2005, theo đó:
Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
2. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
3. Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
4. Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
Như vậy người môi giới để ký hợp đồng xuất khẩu gạo có nghĩa vụ được liệt kê nêu trên như: bảo quản và hoàn trả những tài liệu liên quan sau khi môi giới, bảo mật thông tin, chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý đối với các bên được môi giới,...
Thuê người môi giới để ký hợp xuất khẩu gạo thì bên được môi giới có nghĩa vụ gì đối với người môi giới không?
Nghĩa vụ của bên được môi giới được quy định tại Điều 152 Luật Thương mại 2005, theo đó:
Nghĩa vụ của bên được môi giới
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
2. Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.
Như vậy, khi thuê người môi giới để ký hợp xuất khẩu gạo thì người được môi giới phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện việc môi giới đồng thời trả thù lao đối với người môi giới.
Mức thù lao môi giới cho bên môi giới để ký hợp xuất khẩu gạo cho bên được môi giới thế nào?
Như có đề cập ở trên thì mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật này. Cụ thể Điều 86 Luật Thương mại 2005 có quy định:
Giá dịch vụ
Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
Thông thường mức thù lao môi giới sẽ do các bên thỏa thuận từ trước. Tuy nhiên nếu không có thoả thuận về giá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?