Thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu chế xuất để xây dựng nhà xưởng được không?
Có được thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà xưởng trong khu chế xuất?
Khu chế xuất được hiểu là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu; được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (khoản 2 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP)
Căn cứ theo Điều 62 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về việc thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế như sau:
Thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế
Đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế, nhà đầu tư được thực hiện các hoạt động sau:
1. Thuê hoặc mua nhà xưởng, văn phòng, kho bãi đã xây dựng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ, bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, chất thải và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khác (gọi chung là phí sử dụng hạ tầng).
3. Chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà xưởng, văn phòng và các công trình khác phục vụ sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
4. Được cho thuê, cho thuê lại nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và các công trình khác đã xây dựng để phục vụ sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
5. Các hoạt động khác theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này, quy định của Chính phủ về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nhà đầu tư được thực hiện các hoạt động nêu trên trong khu chế xuất.
Trong đó, nhà đầu tư được thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà xưởng trong khu chế xuất.
Có được thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu chế xuất để xây dựng nhà xưởng? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong khu chế xuất?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Đầu tư 2020 quy định về thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Theo quy định này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong khu chế xuất như sau:
(1) Ban Quản lý khu chế xuất cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu chế xuất trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đầu tư 2020
(2) Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu chế xuất trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đầu tư 2020
(3) Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
+ Dự án đầu tư thực hiện ở trong khu chế xuất;
+ Dự án đầu tư trong khu chế xuất nơi chưa thành lập Ban quản lý khu chế xuất hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu chế xuất.
(4) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 Luật Đầu tư 2020.
Các dự án phải xin và không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Căn cứ Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định về trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
Các dự án phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
(1) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
(2) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:
Tổ chức kinh tế khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Các dự án không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
(1) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
(2) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020, như sau:
Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
(3) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?