Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời được áp dụng vào thời gian nào? Cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời được áp dụng vào thời gian nào?
- Cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp được xem xét dựa trên căn cứ nào?
- Cơ quan điều tra tiến hành giám sát việc thực hiện cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp như thế nào?
Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời được áp dụng vào thời gian nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời
1. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời, mức thuế, thời hạn áp thuế và việc gia hạn thời gian áp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 81 và khoản 1 Điều 89 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời gồm các nội dung chính như sau:
a) Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp trong đó bao gồm tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành;
b) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời;
c) Tên nước sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp;
d) Mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời;
đ) Hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời;
e) Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời.
3. Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời được áp dụng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.
4. Trong trường hợp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời được áp dụng thấp hơn biên độ bán phá giá, mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam yêu cầu gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra của tổ chức, cá nhân xuất khẩu yêu cầu đó chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời nhưng thời gian gia hạn không quá 60 ngày.
Như vậy theo quy định trên thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời được áp dụng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.
Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời được áp dụng vào thời gian nào? Cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp? (Hình từ Internet)
Cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp được xem xét dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp
1. Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc chính phủ của Bên bị yêu cầu trong trường hợp điều tra chống trợ cấp (sau đây gọi là Bên đề nghị) có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp (sau đây gọi là cam kết) bằng văn bản tới Cơ quan điều tra.
2. Cam kết bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Phạm vi hàng hóa;
b) Giá tham chiếu bao gồm giá tự xác định, mức tăng giá, phương án điều chỉnh giá;
c) Nghĩa vụ thông báo định kỳ;
d) Nghĩa vụ hợp tác với Cơ quan điều tra trong quá trình thực hiện cam kết;
đ) Các nội dung khác do Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được cam kết, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm xem xét và báo cáo để Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
4. Cam kết được xem xét dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Việc áp dụng cam kết có khả năng khắc phục được thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
b) Cơ chế quản lý hiện tại có thể giám sát hiệu quả việc thực hiện cam kết;
c) Khả năng lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thông qua cam kết;
d) Các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
5. Cơ quan điều tra chỉ xem xét cam kết của Bên đề nghị đã hợp tác đầy đủ trong giai đoạn điều tra. Trong quá trình xem xét cam kết, Cơ quan điều tra có thể đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết. Trường hợp Bên đề nghị chấp nhận điều chỉnh nội dung cam kết, Bên đề nghị phải gửi cho Cơ quan điều tra văn bản cam kết sau khi điều chỉnh.
6. Cơ quan điều tra thông báo công khai nội dung cam kết cho các bên liên quan. Các bên liên quan có quyền gửi ý kiến bình luận bằng văn bản trong thời hạn được quy định trong thông báo. Trong trường hợp nội dung cam kết có chứa thông tin yêu cầu bảo mật, Bên đề nghị thực hiện bảo mật theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp được xem xét dựa trên căn cứ sau đây:
- Việc áp dụng cam kết có khả năng khắc phục được thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
- Cơ chế quản lý hiện tại có thể giám sát hiệu quả việc thực hiện cam kết.
- Khả năng lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thông qua cam kết.
- Các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
Cơ quan điều tra tiến hành giám sát việc thực hiện cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giám sát việc thực hiện cam kết
1. Khi cam kết được chấp nhận, Bên đề nghị cam kết phải chịu sự giám sát của Cơ quan điều tra đối với việc thực hiện cam kết.
2. Cơ quan điều tra tiến hành giám sát việc thực hiện cam kết như sau:
a) Yêu cầu Bên đề nghị cam kết định kỳ cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin, tài liệu đó;
b) Định kỳ đối chiếu thông tin do Bên đề nghị cam kết cung cấp về khối lượng, số lượng và giá hàng hóa đang thực hiện cam kết nhập khẩu vào Việt Nam với thông tin do cơ quan hải quan cung cấp;
c) Điều tra tại chỗ đối với Bên đề nghị cam kết trong trường hợp cần thiết;
d) Kiểm tra thông tin với các nhà nhập khẩu của Bên đề nghị cam kết;
đ) Các hình thức khác Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
Như vậy theo quy định trên cơ quan điều tra tiến hành giám sát việc thực hiện cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp như sau:
- Yêu cầu Bên đề nghị cam kết định kỳ cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin, tài liệu đó.
- Định kỳ đối chiếu thông tin do Bên đề nghị cam kết cung cấp về khối lượng, số lượng và giá hàng hóa đang thực hiện cam kết nhập khẩu vào Việt Nam với thông tin do cơ quan hải quan cung cấp.
- Điều tra tại chỗ đối với Bên đề nghị cam kết trong trường hợp cần thiết.
- Kiểm tra thông tin với các nhà nhập khẩu của Bên đề nghị cam kết.
- Các hình thức khác Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?