Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là gì? Thực hiện TTHC trên môi trường điện tử có giá trị như các hình thức khác?
Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là gì?
Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 45/2020/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Môi trường điện tử: là môi trường trong đó thông tin được tạo lập, cung cấp, trao đổi, thu thập, xử lý, lưu trữ thông qua mạng Internet, mạng máy tính, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.
2. Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử: là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành toàn bộ hoặc một số bước thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc bằng phương tiện điện tử thông qua các dịch vụ công trực tuyến.
...
Theo đó, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành toàn bộ hoặc một số bước thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc bằng phương tiện điện tử thông qua các dịch vụ công trực tuyến.
Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là gì? Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử có giá trị như các hình thức khác? (Hình từ Internet)
Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử có giá trị như các hình thức khác không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như sau:
Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
1. Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử có giá trị pháp lý như các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện hợp pháp, hợp lý, khoa học; bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch, an toàn thông tin và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
3. Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử phải lấy tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử làm trung tâm, bảo đảm ngôn ngữ, phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính.
4. Không yêu cầu tổ chức, cá nhân khai, nộp lại những dữ liệu mà cơ quan thực hiện thủ tục hành chính đang quản lý hoặc đã được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ.
...
Theo đó, việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử có giá trị pháp lý như các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử không làm tăng phí, lệ phí ngoài quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2020/NĐ-CP, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử được quy định như sau:
(1) Cung cấp thông tin đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, chính xác;
(2) Quản lý, sử dụng tài khoản giao dịch điện tử an toàn, bảo mật;
(3) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của thông tin hồ sơ kê khai khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
(4) Theo dõi, cập nhật, phản hồi các thông tin liên quan đến giao dịch điện tử với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện theo các hướng dẫn, thông báo của cơ quan gửi tới tổ chức, cá nhân;
(5) Thực hiện đầy đủ các quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) theo quy định;
(6) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2020/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử không được thực hiện những hành vi sau đây:
Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử không được thực hiện các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 (đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Điều 6 Luật Giao dịch điện tử 2023), Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Điều 8 Luật An ninh mạng năm 2018, Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 và các quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 5 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỷ lệ đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025? Quy định tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2025 của đảng viên?
- Mẫu Quyết định kiểm tra của Ủy ban kiểm tra công đoàn về việc chấp hành Điều lệ công đoàn mới nhất?
- Mẫu báo cáo kê khai tài sản cố định khác của đơn vị, doanh nghiệp (ngoài nhà, đất, xe ô tô) theo Thông tư 72 của Bộ Quốc phòng ra sao?
- Gợi ý quà Noel cho bé? Noel 2024 vào thứ mấy trong tuần? Lễ Noel vào ngày bao nhiêu âm 2024?
- Mẫu Quyết định khen thưởng cán bộ công chức viên chức cuối năm? Mức tiền thưởng cán bộ công chức viên chức theo Quyết định 786?