Thực hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định hiện nay?
- Thực hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định hiện nay?
- Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong lĩnh vực nào phải thực hiện kê khai tài sản, thu nhâp hằng năm?
- Mẫu bản kê khai và hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu, kê khai hằng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ?
Thực hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định hiện nay?
Thực hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định hiện nay, thì căn cứ Điều 20 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định:
Xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai
1. Người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che dấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 02 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.
...
Theo quy định trên, khi kê khai tài sản thì người kê khai phải có trách nhiệm kê khai trung trực, không thể lấy lý do dự định bán để không kê khai.
Trường hợp này tùy vào tính chất và mức độ thì xử lý theo quy định tại Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, cụ thể:
Xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực
1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.
2. Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.
3. Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
4. Quyết định kỷ luật được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị xử lý kỷ luật làm việc.
Kê khai tài sản, thu nhập (Hình từ Internet)
Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong lĩnh vực nào phải thực hiện kê khai tài sản, thu nhâp hằng năm?
Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong lĩnh vực phải thực hiện kê khai tài sản, thu nhâp hằng năm được quy định tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP như sau:
1. Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
2. Tổ chức tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.
3. Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế.
4. Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp.
5. Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các cấp.
...
101. Thủ quỹ, kế toán.
102. Người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, xây dựng, tài chính.
103. Trợ lý chính sách Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
104. Trợ lý quân lực, Trợ lý cán bộ cấp Trung đoàn trở lên.
105. Trợ lý quản lý học viên, tuyển sinh, chính sách, bảo hiểm của các nhà trường.
Tải về Danh mục lĩnh vực những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên phải thực hiện kê khai tài sản, thu nhâp hằng năm.
Mẫu bản kê khai và hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu, kê khai hằng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ?
Mẫu bản kê khai và hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu, kê khai hằng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ được quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP.
Tải về Mẫu bản kê khai và hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu, kê khai hằng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?
- Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?
- Phân loại quy mô hợp tác xã có xét tiêu chí số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã không?
- Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?