Thực hiện hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Thực hiện hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện như thế nào?
- Trường hợp không nộp chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì thế nào?
- Trong công tác thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có các khoản chi nào mà người bị cưỡng chế sẽ phải nộp?
Thực hiện hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2017/TT-BTC có nội dung về hoàn chi phí cưỡng chế như sau:
"Điều 6. Hoàn trả tạm ứng chi phí cưỡng chế
1. Khi kết thúc việc thi hành quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế trình người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt quyết toán chi phí cưỡng chế. Cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt cho đối tượng bị cưỡng chế (trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã nộp chi phí cưỡng chế).
2. Trường hợp đã thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, căn cứ quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan thi hành cưỡng chế có thông báo bằng văn bản về quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt gửi cho đối tượng bị cưỡng chế để nộp chi phí cưỡng chế (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử phạt, số tiền phải thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác).
Chậm nhất 10 ngày từ khi nhận được thông báo quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế. Khi thu được tiền từ đối tượng bị cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế phải làm thủ tục hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng chi cưỡng chế cho cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế để hoàn ứng cho ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp thu được tiền chi phí cưỡng chế từ tiền bán đấu giá tài sản (theo quy định tại Điều 18, Điều 26 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP), sau khi đã đảm bảo thực hiện đầy đủ các khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện hoàn trả chi phí cưỡng chế cho cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã thực hiện nộp chi phí cưỡng chế thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế trả lại số tiền chi phí cưỡng chế từ bán đấu giá tài sản cho đối tượng bị cưỡng chế.
4. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện hoàn trả hoặc hoàn trả chưa đủ chi phí cưỡng chế thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế ra quyết định cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.
5. Trường hợp không có khả năng thu hồi chi phí cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế bị chết, mất tích (đối với cá nhân) hoặc bị phá sản, giải thể (đối với tổ chức) mà không còn tiền, tài sản để nộp chi phí cưỡng chế và không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế báo cáo người ra quyết định cưỡng chế theo quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Định kỳ hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, người ra quyết định cưỡng chế báo cáo việc sử dụng kinh phí tạm ứng để thực hiện việc cưỡng chế bao gồm: số kinh phí đã tạm ứng, số kinh phí đã thu hồi được; số kinh phí chưa thu hồi được; số kinh phí không có khả năng thu hồi (nếu có); nguyên nhân chưa thu hồi và kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp.
Hồ sơ, biểu mẫu về hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này và quy định của pháp luật hiện hành về hoàn tạm ứng dự toán."
Như vậy sau khi chị bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì chị sẽ nhận được thông báo về quyết toán chi phí cưỡng chế. Trong vòng 10 ngày chị phải nộp lại chi phí cưỡng chế này.
Khi thu được tiền từ đối tượng bị cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế phải làm thủ tục hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng chi cưỡng chế cho cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế để hoàn ứng cho ngân sách nhà nước.
Thực hiện hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp không nộp chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì thế nào?
Trường hợp người bị cưỡng chế không tự nguyện hoàn trả chi phí cưỡng chế thì sẽ bị áp dụng các biện pháp được quy định tại điểm a, b, điểm c khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 là:
- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
Trong công tác thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có các khoản chi nào mà người bị cưỡng chế sẽ phải nộp?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2017/TT-BTC quy định có các khoản chi như sau:
- Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế: chi phí bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế;
- Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;
- Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản kê biên;
- Chi phí thù lao cho các chuyên gia tham gia định giá để tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật;
- Chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản:
+ Chi phí bán đấu giá theo quy định của pháp luật trong trường hợp người ra quyết định cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản bị kê biên để bán đấu giá;
+ Tiền thuê địa điểm, phương tiện phục vụ tổ chức bán đấu giá, niêm yết, công khai việc bán đấu giá trường hợp thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản.
- Chi phí thực tế khác liên quan đến thực hiện cưỡng chế (nếu có).
Như vậy trong công tác cưỡng chế có thể phát sinh ra các khoản chi như trên, vậy người bị cưỡng chế sẽ phải hoàn trả chi phí cưỡng chế theo các chi phí phát sinh thực tế dựa theo các khoản như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?