Thừa phát lại phải xuất trình những giấy tờ gì khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án? Khi nào được từ chối cung cấp thông tin cho Thừa phát lại?
Thừa phát lại phải xuất trình những giấy tờ gì khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án?
Căn cứ theo Điều 45 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại như sau:
Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án
...
3. Khi trực tiếp xác minh, Thừa phát lại xuất trình giấy giới thiệu của Văn phòng Thừa phát lại, Thẻ Thừa phát lại kèm theo các tài liệu có liên quan quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và phải công bố quyết định xác minh hoặc quyết định thi hành án trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án; lập biên bản về việc xác minh. Biên bản phải có chữ ký của Thừa phát lại, người cung cấp thông tin, xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin. Nếu chưa thực hiện được ngay việc cung cấp thông tin thì phải ghi rõ lý do trong biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh.
4. Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản đề nghị cung cấp thông tin phải có các nội dung sau đây:
a) Căn cứ đề nghị cung cấp thông tin bao gồm: Tên bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; Quyết định xác minh, bản sao văn bản thỏa thuận xác minh về điều kiện thi hành án; Quyết định thi hành án trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án;
b) Thông tin về người phải thi hành án bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở chính của người phải thi hành án là tổ chức; họ, tên, địa chỉ nơi cư trú của người phải thi hành án là cá nhân và các thông tin cần thiết khác;
c) Các thông tin đề nghị cung cấp trong phạm vi, thẩm quyền của Thừa phát lại quy định tại Nghị định này;
d) Thời điểm, thời hạn cung cấp thông tin;
đ) Các thông tin khác có liên quan.
Văn bản đề nghị cung cấp thông tin kèm theo các tài liệu liên quan được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, đồng thời gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở. Trường hợp thực hiện xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Thừa phát lại phải đồng thời gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi thực hiện xác minh.
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại phải xuất trình những giấy tờ sau đây:
(1) Giấy giới thiệu của Văn phòng Thừa phát lại;
(2) Thẻ Thừa phát lại;
(3) Các tài liệu có liên quan đến căn cứ đề nghị cung cấp thông tin bao gồm:
- Tên bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;
- Quyết định xác minh, bản sao văn bản thỏa thuận xác minh về điều kiện thi hành án;
- Quyết định thi hành án trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án;
Lưu ý: Trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án thì phải công bố quyết định xác minh hoặc quyết định thi hành án;
Khi thực hiện trực tiếp xác minh thì Thừa phát lại phải lập biên bản về việc xác minh. Biên bản phải có chữ ký của Thừa phát lại, người cung cấp thông tin, xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin. Nếu chưa thực hiện được ngay việc cung cấp thông tin thì phải ghi rõ lý do trong biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Xác minh điều kiện thi hành án (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được từ chối cung cấp thông tin xác minh điều kiện thi hành án cho Thừa phát lại?
Theo Điều 46 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, khi thuộc một trong những trường hợp sau đây thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền từ chối cung cấp thông tin xác minh điều kiện thi hành án cho Thừa phát lại:
- Vụ việc không thuộc thẩm quyền xác minh của Thừa phát lại;
- Đề nghị cung cấp thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là người có nghĩa vụ thi hành án thuộc thẩm quyền xác minh của Thừa phát lại;
- Hồ sơ đề nghị cung cấp không đủ các tài liệu quy định tại Điều 45 của Nghị định này;
- Các thông tin tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật có liên quan.
Kết quả xác minh điều kiện thi hành án được sử dụng vào những mục đích gì?
Căn cứ theo Điều 48 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án như sau:
Sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án
1. Người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.
2. Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác minh không khách quan, chính xác thì cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có quyền không sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Theo đó, kết quả xác minh điều kiện thi hành án được sử dụng làm căn cứ để thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?