Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi mà thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến có bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi mà thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến có bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại không? Câu hỏi của anh L.L.A đến từ TP.HCM.

Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi mà thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến có bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại không?

Căn cứ tại khoản 7 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP và điểm b khoản 9 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP và điểm c khoản 9 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại như sau:

Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại
...
7. Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 tháng đến 12 tháng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi mà thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến;
b) Thông đồng với người yêu cầu và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của vi bằng, hồ sơ công việc.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
d) Tịch thu tang vật là thẻ thừa phát lại bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với thẻ thừa phát lại bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3, các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 4, các khoản 5, 6 và 7 Điều này;
c) Thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi thừa phát lại đăng ký hành nghề về vi bằng đã được lập quy định tại khoản 7 Điều này.

Như vậy, thừa phát lại có thể bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi mà thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến.

Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là:

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên;

- Thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi thừa phát lại đăng ký hành nghề về vi bằng đã được lập mà thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến.

Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện hành vi mà thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến có bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại không

Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi mà thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến có bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại không? (Hình từ Internet)

Việc ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến có phải là hành vi bị nghiêm cấm hay không?

Căn cứ tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về các trường hợp không được lập vi bằng như sau:

Các trường hợp không được lập vi bằng
1. Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
6. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
7. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
8. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
9. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thừa phát lại không được lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Quản lý hoạt động của Thừa phát lại ở địa phương; tuyên truyền, phổ biến về hoạt động của Thừa phát lại;

- Phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương;

- Cho phép thành lập, chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại;

- Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;

- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

Thừa phát lại Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Thừa phát lại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thừa phát lại có được tổ chức thi hành án không?
Pháp luật
Thừa phát lại có được thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự không?
Pháp luật
Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án ngoài địa bản cấp tỉnh nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở hay không?
Pháp luật
Người hành nghề thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề thanh lý tài sản sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm những nội dung gì? Điều kiện nhận, hướng dẫn tập sự hành nghề Thừa phát lại được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị miễn nhiệm thừa phát lại Mẫu TP-TPL-09-sđ mới nhất ra sao? Cách điền đơn đề nghị miễn nhiệm chuẩn nhất là gì?
Pháp luật
Tổng hợp biểu mẫu về nghề Thừa phát lại năm 2024 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 03 mới nhất ra sao?
Pháp luật
Giấy đăng ký tham gia khóa đào tạo, khóa bồi dưỡng nghề thừa phát lại mới nhất 2024 là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại mới nhất 2024 ra sao? Thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại như thế nào?
Pháp luật
Thừa phát lại có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên thì có được miễn đào tạo nghề đấu giá hay không?
Pháp luật
Phó giáo sư chuyên ngành luật có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại hay không? Hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa phát lại
1,219 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thừa phát lại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thừa phát lại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào