Thừa phát lại có được tự mình áp dụng biện pháp cưỡng chế khi tổ chức thi hành án dân sự hay không?
Thừa phát lại có được áp dụng biện pháp cưỡng chế khi tổ chức thi hành án dân sự hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 52 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của Thừa phát lại như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của Thừa phát lại
...
2. Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại không được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 66, Điều 71, Điều 72 của Luật Thi hành án dân sự;
b) Sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 9 Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
c) Xử phạt vi phạm hành chính;
d) Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án theo quy định tại Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự;
đ) Yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự;
e) Các quyền yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69 và khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Thừa phát lại sẽ không được phép áp dụng biện pháp cưỡng chế khi tổ chức thi hành án dân sự.
Thừa phát lại có được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án hay không (Hình từ Internet)
Nếu vụ việc buộc phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì Thừa phát lại cần phải làm gì?
Tại Điều 57 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại như sau:
Chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại
Thừa phát lại chấm dứt thi hành án và phải thông báo cho Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án về việc chấm dứt thi hành án trong các trường hợp sau đây:
1. Việc thi hành án đương nhiên kết thúc theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
2. Theo thỏa thuận giữa Thừa phát lại và đương sự, trừ trường hợp việc chấm dứt làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
3. Trường hợp phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;
4. Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phát sinh điều kiện thi hành án nằm ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
5. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác;
6. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch liên quan đến tài sản là vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác;
7. Các trường hợp phải yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69, khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác.
Theo đó, đối với vụ việc thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì Thừa phát lại sẽ phải chấm dứt việc thi hành án và thông báo cho Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án về việc chấm dứt thi hành án chứ không được tự mình áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Có những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân nào?
Căn cứ theo Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì hiện nay có 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như sau:
(1) Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
(2) Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
(3) Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
(4) Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
(5) Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
(6) Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?