Thừa phát lại có được thực hiện xác minh điều kiện thi hành án hay không? Đương sự có được nhờ Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án không?
- Thừa phát lại có được thực hiện xác minh điều kiện thi hành án hay không?
- Thừa phát lại được xác minh điều kiện thi hành án trong những vụ việc như thế nào?
- Đương sự muốn yêu cầu Thừa phát lại thực hiện xác minh điều kiện thi hành án thì cần phải làm gì?
- Kết quả xác minh điều kiện thi hành án được sử dụng như thế nào?
Thừa phát lại có được thực hiện xác minh điều kiện thi hành án hay không?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về những công việc Thừa phát lại được làm như sau:
Công việc Thừa phát lại được làm
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Thừa phát lại có thể thực hiện xác minh điều kiện thi hành án và đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người có thể yêu cầu Thừa phát lại thực hiện xác minh điều kiện thi hành án trong phạm vi, thẩm quyền quy định.
Xác minh điều kiện thi hành án (Hình từ Internet)
Thừa phát lại được xác minh điều kiện thi hành án trong những vụ việc như thế nào?
Tại Điều 43 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại như sau:
Thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án
1. Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
2. Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Theo đó, không phải mọi vụ việc Thừa phát lại đều có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà còn phải phụ thuộc vào phạm vi, thẩm quyền quy định, cụ thể Thừa phát lại sẽ được xác minh những vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Đương sự muốn yêu cầu Thừa phát lại thực hiện xác minh điều kiện thi hành án thì cần phải làm gì?
Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc thỏa thuận xác minh điều kiện thi hành án như sau:
Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án
1. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án kể cả trong trường hợp vụ việc đó đang do cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành.
2. Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại được ký kết dưới hình thức hợp đồng dịch vụ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh thông tin về tài sản, thu nhập hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
b) Thời gian thực hiện xác minh;
c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
d) Chi phí xác minh;
đ) Các thỏa thuận khác (nếu có).
3. Khi thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về xác minh điều kiện thi hành án, đương sự phải cung cấp bản án, quyết định của Tòa án và các tài liệu khác có liên quan (nếu có); người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án phải cung cấp tài liệu chứng minh có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự.
Theo đó, nếu như đương sự muốn nhờ Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể ký kết hợp đồng dịch vụ với Văn phòng Thừa phát lại.
Khi thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về xác minh điều kiện thi hành án thì đương sự phải cung cấp bản án, quyết định của Tòa án và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Kết quả xác minh điều kiện thi hành án được sử dụng như thế nào?
Theo Điều 48 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án như sau:
Sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án
1. Người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.
2. Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác minh không khách quan, chính xác thì cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có quyền không sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Như vậy, kết quả xác minh điều kiện thi hành án có thể được sử dụng để người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu thi hành án hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Đồng thời, còn là căn cứ để tổ chức thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?