Thừa phát lại có được thực hiện việc cưỡng chế khi tổ chức thi hành án hình sự hay không?
- Thừa phát lại là gì?
- Tiêu chuẩn để được Nhà nước bổ nhiệm thừa phát lại là gì?
- Thừa phát lại thực hiện những công việc gì?
- Những việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thi hành án của Thừa phát lại là gì?
- Những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại khi tổ chức thi hành án là gì?
Thừa phát lại là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Thừa phát lại có được thực hiện việc cưỡng chế khi tổ chức thi hành án hình sự hay không?
Tiêu chuẩn để được Nhà nước bổ nhiệm thừa phát lại là gì?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại bao gồm:
- Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Thừa phát lại thực hiện những công việc gì?
Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì công việc Thừa phát lại được làm bao gồm những việc sau:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Những việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thi hành án của Thừa phát lại là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của Thừa phát lại bao gồm:
- Thực hiện kịp thời, đúng nội dung quyết định thi hành án được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Mời đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án;
- Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại;
- Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án.
Những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại khi tổ chức thi hành án là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại không được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định sau:
+ Phong toả tài khoản;
+ Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
+ Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản;
+ Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
+ Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
+ Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
+ Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
+ Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
+ Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ;
- Xử phạt vi phạm hành chính;
- Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án;
- Yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu;
- Các quyền yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản.
Như vậy, quy định của pháp luật không cho phép thừa phát lại sử dụng các biện pháp bảo đảm hay các biện pháp cưỡng chế thi hành án khi tổ chức thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phiếu tự đánh giá đoàn viên cuối năm theo mẫu nào mới nhất? Đoàn viên nào thuộc đối tượng đánh giá?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc của em về 1 bài thơ thuộc chủ điểm thế giới tuổi thơ?
- Thứ sáu ngày 13 tháng 12 năm 2024 là ngày gì? Thứ 6 ngày 13 năm 2024 vào ngày mấy âm lịch?
- Chứng thư điện tử có bao gồm giấy phép dưới dạng dữ liệu điện tử? Quy định về chuyển giao chứng thư điện tử?
- Hướng dẫn phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo quy mô số lượng người sử dụng theo Nghị định 137?