Thủ tướng chỉ đạo giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp như thế nào?
- Về vấn đề giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan những nội dung gì?
- Trách nhiệm bảo đảm cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của các cơ quan được quy định như thế nào?
- Những thủ tục hành chính nào được ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử?
Về vấn đề giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan những nội dung gì?
Căn cứ theo chỉ đạo của Chính phủ tại Chỉ thi 27/CT-TTg năm 2023 nhằm nâng cao hiệu quả cắt giảm, đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện:
+ Tiếp tục đẩy mạnh quyết liệt hơn nữa cải cách thủ tục hành chính. Tập trung đẩy mạnh rà soát, mạnh dạn sửa đổi, bổ sung hoặc dứt khoát đề xuất các cấp có thẩm quyền bãi bỏ thủ tục hành chính, quy định không cần thiết làm phát sinh chi phí tuân thủ, nhất là của người dân, doanh nghiệp tại các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là pháp luật chuyên ngành.
+ Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai, minh bạch đầy đủ thủ tục hành chính theo quy định, yêu cầu các bộ, ngành trước ngày 15 tháng 12 năm 2023 phải hoàn thành công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình để địa phương tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn quốc.
+ Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP và Nghị định 107/2021/NĐ-CP, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cần bộ, công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
+ Tập trung cổ soát kỹ và cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở liên thông điện tử và tái sử dụng dữ liệu để xây dụng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm.
+ Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Thực hiện nghiêm việc báo cáo giải trình của người đứng đầu, xin lỗi người dẫn, doanh nghiệp và kịp thời khắc phục đối với các trường hợp để xảy ra chậm muộn, tiêu cực trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị.
Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về nâng cao chất lượng phục vụ trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Căn cứ kết quá đánh giá của Bộ chỉ số để xem xét, đánh giá, xếp loại chất lượng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức.
+ Thực hiện nghiêm công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, nhất là các nhóm thủ tục hành chính, dịch vụ công liên thông. Thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến ngh người đứng đầu thường xuyên tổ chức đối thoại với người dân, doanh nghiệp Chấm dứt tình trạng không trả lời hoặc trả lời chung chung, không cụ thể, không rõ rằng dứt khoát, nó tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
+ Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tập trung xử lý dứt điểm các “điểm nghẽn” trong thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
+ Chủ động đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động của Bộ phận Một cửa theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 61/2018/NĐ-CP.
+ Có cơ chế, chính sách phù hợp, bảo đảm bố trí đầy đủ nhân lực, kinh phí hàng năm cho việc triển khai các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, hoàn thành các mục tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
+ Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp chủ động tham gia thực hiện và sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Năm 2023, tập trung hoàn thành xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quy định miễn hoặc giảm phí, lệ phí trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử giai đoạn từ nay đến năm 2025 để khuyến khích người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Chỉ thị của thủ tướng về thủ tục hành chính? (Hình ảnh từ Internet)
Trách nhiệm bảo đảm cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của các cơ quan được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 45/2020/NĐ-CP thì trách nhiệm bảo đảm cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của các cơ quan được quy định như sau:
- Bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng và cung cấp thủ tục hành chính được thực hiện trên môi trường điện tử đối với:
+ Thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của bộ, cơ quan;
+ Thủ tục hành chính được cấp có thẩm quyền giao xây dựng giải pháp cung cấp tập trung trên toàn quốc;
+ Nhóm thủ tục hành chính có liên quan đến nhau thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và thực hiện giải pháp bảo đảm phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đối với thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của địa phương, trừ những thủ tục hành chính nêu trên.
Những thủ tục hành chính nào được ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 45/2020/NĐ-CP thì các thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính được ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử nếu đáp ứng ít nhất một loại tiêu chí dưới đây:
+ Những thủ tục hành chính có số lượng hồ sơ phát sinh nhiều, tần suất giao dịch lớn;
+ Thủ tục hành chính có các thành phần hồ sơ, dữ liệu đầu vào đã được cơ quan nhà nước số hóa và sẵn sàng cho việc kết nối, chia sẻ;
+ Thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ, dung lượng hồ sơ điện tử thực hiện thủ tục hành chính lớn;
+ Nhóm thủ tục hành chính có liên quan đến nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương;
+ Nhóm thủ tục hành chính liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều đơn vị trong bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương;
+ Thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính ưu tiên triển khai trên môi trường điện tử theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
- Mẫu nhật ký giám sát thi công kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ 2025 tại Thông tư 19/2024 sửa đổi Thông tư 24/2018/TT-BTNMT?
- Đánh số nhà trong ngách được thực hiện như thế nào? Kích thước tối thiểu của biển số nhà trong ngách là bao nhiêu?
- Mẫu Bảng kê khai nhà thầu phụ đặc biệt trong hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ?
- Có bao nhiêu hình thức bầu cử trong Đảng? Biên bản bầu cử trong Đảng phải có chữ ký của những ai?