Thủ tục xuất khẩu từ kho ngoại quan được pháp luật quy định như thế nào? Địa điểm làm thủ tục khai hải quan ở đâu?
Thủ tục xuất khẩu từ kho ngoại quan được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 88 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan như sau:
- Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
- Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng; thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan.
Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.
- Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan và việc xử lý hàng hóa tồn đọng quá thời hạn gửi kho ngoại quan.
Thủ tục xuất khẩu và địa điểm làm thủ tục khai hải quan
Địa điểm làm thủ tục khai hải quan ở đâu?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (khoản 1 và khoản 3 Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) quy định địa điểm làm thủ tục hải quan như sau:
- Địa điểm làm thủ tục hải quan được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật hải quan.
Thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh bao gồm hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tại khoản 2 Điều này được làm thủ tục hải quan tại Chi cục quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.
Đối với hàng hóa quá cảnh gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh, địa điểm làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định này.
Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh, địa điểm làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.
- Căn cứ vào quy hoạch và công bố hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, cảng cạn (ICD), ga đường sắt liên vận quốc tế, mạng bưu chính công cộng cung ứng dịch vụ quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc tổ chức bộ máy, bố trí lực lượng làm thủ tục hải quan; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan công nhận kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cho phép hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập kết để làm thủ tục hải quan. Điều kiện, trình tự thủ tục công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung như quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
Ai có thể khai hải quan?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (khoản 3 và khoản 4 Điều này được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) quy định người khai hải quan như sau:
Người khai hải quan gồm:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.
- Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền.
- Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư miễn thuế.
- Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa, trung chuyển hàng hóa”
- Đại lý làm thủ tục hải quan.
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác.
Trên đây là những người có quyền khai hải quan. Giả sử anh là chủ hàng hóa xuất nhập khẩu thì anh có thể tự bản thân đi khai hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?