Thủ tục trích lục khai sinh, trích lục hộ tịch quy định thế nào? Có được nhờ anh ruột đi trích lục thay không?
Trích lục khai sinh, trích lục hộ tịch là gì?
Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
- Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
- Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
*Về nội dung đăng ký hộ tịch
- Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
+ Khai sinh;
+ Kết hôn;
+ Giám hộ;
+ Nhận cha, mẹ, con;
+ Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
+ Khai tử.
- Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
+ Thay đổi quốc tịch;
+ Xác định cha, mẹ, con;
+ Xác định lại giới tính;
+ Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
+ Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
+ Công nhận giám hộ;
+ Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
[...] 9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.[...]"
Như vậy, khai sinh là một trong những nội dung của sổ hộ tịch nhằm xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Tải về mẫu Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch mới nhất 2023: Tại Đây
Thủ tục trích lục khai sinh
Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch?
Căn cứ Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
“Điều 64. Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.”
Như vậy, việc trích lục khai sinh, trích lục đăng ký kết hôn thì sẽ thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch. Người yêu cầu hoặc người đại diện sẽ gửi tờ khai theo mẫu cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch để xin cấp bản sao trích lục khai sinh.
Có thể nhờ người đại diện thực hiện thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch được hay không?
Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:
"Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh."
Theo khoản 1 Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 quy định:
“Điều 64. Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.”
Như vậy, trong trường hợp này bạn có thể đến trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch để xin cấp bản sao trích lục khai sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vật phẩm ảo, điểm thưởng trong game từ ngày 25/12/2024 được quy định tại Nghị định 147 như thế nào?
- Thủ tục thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục từ 20/11/2024 ra sao?
- Rằm tháng 10 là ngày nào? Rằm tháng 10 có lớn không? Đốt vàng mã cúng Rằm tháng 10 có bị phạt?
- Mã nguồn là gì? Sao chép và sử dụng mã nguồn phần mềm phải lưu ý điều gì theo quy định pháp luật?
- Kịch bản Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 2027 các cấp? Quy trình tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp thế nào?