Phát hiện trẻ em bị bỏ rơi nên xử lý như thế nào? Ai là người đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi?

Trong buổi sáng quét sân chùa, tôi vô tình phát hiện ra có trẻ sơ sinh bỏ rơi ở sân chùa. Tôi có báo sư trụ trì hiện trẻ đang được chùa chăm sóc. Cho tôi hỏi chùa nên xử lí vấn đề này thế nào cho đúng quy định pháp luật? Và ai sẽ chịu trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ?

Phát hiện trẻ em bị bỏ rơi phải làm sao?

Theo Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi như sau:

- Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.

Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

- Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

- Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Do đó, khi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi ở sân chùa thì người phát hiện sẽ có trách nhiệm bảo vệ trẻ, đồng thời thông báo cho UBND hoặc công an xã. Sau đó tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ.

Trẻ em bị bỏ rơi

Trẻ em bị bỏ rơi

Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi

Căn cứ Điều 7, Điều 13 Luật Hộ tịch 2014khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau: Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ.

Thông tin đăng ký khai sinh của trẻ em bị bỏ rơi

Căn cứ Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nội dung đăng ký khai sinh gồm:

Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Bên cạnh đó Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định:

Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”

Ai là người đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi?

Căn cứ Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

"1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động."

Theo đó, cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Nếu nhà chùa đang nuôi dưỡng trẻ thì có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ theo quy định pháp luật.

Trình tự thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi

Hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi gồm:

- Giấy tờ phải nộp:

Theo quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì khi đi đăng ký khai sinh cần có các giấy tờ sau:

1. Tờ khai theo mẫu quy định

2. Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

- Giấy tờ phải xuất trình đăng ký khai sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hộ tịch 2014; khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Tại Khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Thời hạn giải quyết đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi

Tại Điều 5 Luật Hộ tịch 2014 quy định thời hạn giải quyết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi như sau:

Giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

Như vậy, trường hợp của chùa mình sẽ tiến hành báo Ủy ban nhân dân xã để tiến hành lập biên bản và có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ nếu như không có ai đến nhận.

Khai sinh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHAI SINH
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phát hiện trẻ em bị bỏ rơi nên xử lý như thế nào? Ai là người đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi?
Pháp luật
Không thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn thì có bị phạt theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Muốn đăng ký khai sinh cho con thì cần làm những gì, trình tự thủ tục ra sao? Việc đăng ký khai sinh quá hạn có được thực hiện hay không?
Pháp luật
Sai ngày sinh trong giấy khai sinh của con thì có sửa được không? Sửa sai ngày sinh cho con ở đâu?
Pháp luật
Đăng ký khai sinh cho con có bố là người nước ngoài cần chuẩn bị giấy tờ nào? Thủ tục đăng ký khai sinh thực hiện ra sao?
Pháp luật
Trước đây, khai sinh theo dân tộc của ba bây giờ muốn đổi sang dân tộc của mẹ có được không? Phải làm thủ tục gì?
Pháp luật
Tôi muốn đăng ký khai sinh cho con bằng hình thức trực tuyến có được hay không? Nếu được, tôi phải làm theo trình tự nào?
Pháp luật
Lên trại giam để đăng ký khai sinh cho cháu được không? Thông tin trong giấy khai sinh của trẻ em sinh ra trong trại giam ghi như thế nào?
Pháp luật
Nữ phạm nhân sinh em bé khi người thân ở xa thì đăng ký khai sinh như thế nào? Thông tin trong giấy khai sinh có ảnh hưởng gì đến cháu bé sau này không?
Pháp luật
Đăng ký khai sinh ở nơi tạm trú có được không? Bà đi khai sinh cho cháu, có cần văn bản ủy quyền không? Nếu có thì văn bản này có cần đi công chứng, chứng thực hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai sinh
16,049 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào