Thủ tục thành lập doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp sẽ do cơ quan nhà nước nào thẩm định?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về việc thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp như sau:
Thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp
Thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp là việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với các quy định pháp lý, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia; làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định, đảm bảo tính hiệu quả của việc thành lập doanh nghiệp.
Người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu là người đề nghị thành lập doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp.
Từ quy định nêu trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu là người đề nghị thành lập doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp.
Người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với các quy định pháp lý, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia; làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định, đảm bảo tính hiệu quả của việc thành lập doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập được thực hiện theo trình tự như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục thành lập doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì trình tự thành lập doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập như sau:
Bước 1: Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập 07 bộ Hồ sơ gốc đề nghị thành lập doanh nghiệp và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
Bước 2: Sau khi nhận đủ Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính và các cơ quan, tổ chức liên quan (trong trường hợp cần thiết).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp, đồng thời gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ; thời gian có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc.
Bước 4: Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập doanh nghiệp.
Dự thảo điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về dự thảo điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
...
4. Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp; tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh; mục tiêu hoạt động; nhiệm vụ do Nhà nước giao;
c) Vốn điều lệ, cách thức điều chỉnh vốn điều lệ;
d) Tên, địa chỉ của chủ sở hữu doanh nghiệp;
đ) Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp;
e) Cơ cấu tổ chức quản lý;
g) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
h) Thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
i) Cơ chế hoạt động tài chính, nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp; căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
k) Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác của doanh nghiệp;
l) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
m) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
n) Các quy định khác do cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
...
Như vậy, dự thảo điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần có những nội dung chủ yếu như tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp; tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện; ngành, nghề kinh doanh; mục tiêu hoạt động; nhiệm vụ do Nhà nước giao;...và các nội dung khác theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?