Thủ tục hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi thủ tục hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào? - câu hỏi của chị Ân (Thái Bình)

Thủ tục hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 7 Mục 1 Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 58/QĐ-LĐTBXH năm 2022 quy định thủ tục hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài được quy định như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1. Đại diện thân nhân của người lao động (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh/chị/em ruột) hoặc người được thân nhân của người lao động uỷ quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của thân nhân của người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi gửi 01 bộ hồ sơ theo một trong các cách thức đến Cơ quan điều hành Quỹ.

- Bước 2. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan điều hành Quỹ kiểm tra, đối chiếu hồ sơ và thực hiện hỗ trợ theo đề nghị.

Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu chính.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Thủ tục hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Thủ tục hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ thực hiện hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 7 Mục 1 Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 58/QĐ-LĐTBXH năm 2022 quy định hồ sơ thực hiện hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài gồm:

- Giấy đề nghị về việc hỗ trợ rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài, hoặc Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ do tổ chức, cá nhân đưa đi lập

- Bản sao giấy chứng tử của người lao động hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc tuyên bố người lao động đã chết hoặc mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân với người lao động;

- Văn bản uỷ quyền (ghi rõ nội dung ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quyền đại diện theo pháp luật theo quy định trong trường hợp người được thân nhân của người lao động uỷ quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của thân nhân của người lao động nộp hồ sơ.

Số lượng hồ sơ thực hiện hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài: 01 (một) bộ.

Mẫu Giấy đề nghị về việc hỗ trợ rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài có dạng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 7 Mục 1 Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 58/QĐ-LĐTBXH năm 2022 quy định mẫu Giấy đề nghị về việc hỗ trợ rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài có dạng như sau:

Tải mẫu giấy đề nghị về việc hỗ trợ rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài: Tại đây

Nguyên tắc hỗ trợ người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg quy định như sau:

Nguyên tắc hỗ trợ người lao động
1. Người lao động được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này khi đóng góp Quỹ đầy đủ. Thời điểm áp dụng hỗ trợ tính từ thời điểm người lao động đóng góp quỹ.
2. Người lao động được hỗ trợ 01 lần đối với từng nội dung hỗ trợ quy định tại Quyết định này cho 01 lần đóng góp Quỹ.
3. Các nội dung quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 của Quyết định này chỉ áp dụng đối với các vụ việc phát sinh trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Trường hợp người lao động đã hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề từ các chương trình, dự án, chính sách thuộc ngân sách nhà nước thì không hưởng hỗ trợ theo quy định tại Điều 15 Quyết định này và ngược lại.
5. Các nội dung hỗ trợ từ Quỹ không làm giảm, thay đổi hoặc loại bỏ quyền, nghĩa vụ của người lao động, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, doanh nghiệp, tổ chức đưa đi đối với người lao động theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các quy định pháp luật khác.

Theo đó, nguyên tắc hỗ trợ người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện theo quy định trên.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì để giảm tác động có hại cho người lao động do tiếng ồn, rung động từ các máy, thiết bị thi công?
Pháp luật
Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử về tiền lương đối với người lao động gia nhập tổ chức đại diện người lao động đúng không?
Pháp luật
Người lao động có được hỗ trợ bữa ăn giữa ca không? Tiền ăn giữa ca có bị tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải ứng xử đối với đồng nghiệp như thế nào? Trong giờ làm việc có được rời bỏ cơ quan không?
Pháp luật
Người lao động mắc bệnh ung thư muốn hưởng BHXH 1 lần thì phải có biên bản giám định y khoa đúng không?
Pháp luật
Khi người lao động đủ tuổi nghỉ hưu thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động có đúng không?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu đơn đề xuất được sử dụng phổ biến nhất 2024 thế nào? Trường hợp nào cần dùng đơn đề xuất?
Pháp luật
Mẫu quyết định tăng lương cho người lao động mới nhất 2024 thế nào? Tải về Mẫu quyết định tăng lương mới nhất ở đâu?
Pháp luật
Người lao động không được duyệt phép năm khi muốn nghỉ đột xuất trong ngày có đúng quy định không?
Pháp luật
Doanh nghiệp chỉ được phép lưu trữ dữ liệu cá nhân của người lao động trong bao lâu theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,447 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào