Thủ tục điều động công chức Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ GDĐT giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện như thế nào?

Thủ tục điều động công chức Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ GDĐT giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện như thế nào? Không thực hiện điều động công chức trong những trường hợp nào? Trên đây là câu hỏi của chị Thanh Thủy tại Tp. Hồ Chí Minh.

Thủ tục điều động công chức Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ GDĐT giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện như thế nào?

Đơn vị thuộc Bộ GDĐT gồm: Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra theo khoản 2 Điều 2 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển công chức, viên chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục điều động công chức như sau:

Trình tự, thủ tục điều động công chức
...
2. Trình tự, thủ tục điều động công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại Quy chế này.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021khoản 4 Điều 1 Quyết định 4378/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ như sau:

Trình tự, thủ tục bổ nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ
1. Xin chủ trương bổ nhiệm:
Đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý tổ chức họp, trình Bộ trưởng, Ban cán sự đảng bằng văn bản về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm.
- Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị.
- Thành phần: Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy (nơi không có Ban thường vụ Đảng ủy) hoặc Bí thư, Phó bí thư (nơi không có cấp ủy), người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị, người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị (nếu có).
- Hồ sơ xin chủ trương bổ nhiệm trình Bộ trưởng, Ban cán sự đảng (qua Vụ Tổ chức cán bộ), gồm có: Tờ trình xin chủ trương bổ nhiệm; biên bản cuộc họp.
2. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ
a) Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1).
- Chủ trì hội nghị: Người đứng đầu đơn vị.
- Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị; người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị (nếu có).
- Nội dung:
Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và nguồn nhân sự trong quy hoạch, tập thể lãnh đạo thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.
Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản.
...
4. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác do Bộ trưởng, Ban cán sự đảng dự kiến điều động, bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài đơn vị thì Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành một số công việc sau:
a) Trao đổi ý kiến với cấp ủy, tập thể lãnh đạo đơn vị tiếp nhận nhân sự (như ở điểm a khoản 2 Điều này) về dự kiến điều động, bổ nhiệm.
b) Trao đổi ý kiến với cấp ủy, tập thể lãnh đạo đơn vị nơi nhân sự đang công tác (như ở điểm a khoản 2 Điều này) về chủ trương điều động, bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch.
c) Gặp nhân sự được dự kiến điều động, bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự.
Trường hợp nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn bổ nhiệm, nhưng chưa được đơn vị nơi nhân sự đang công tác nhất trí điều động, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo đề nghị Bộ trưởng, Ban cán sự đảng xem xét, quyết định.
5. Lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định
Sau khi hoàn thành quy trình nhân sự, đơn vị lập tờ trình và hoàn thiện 02 bộ hồ sơ theo quy định để trình Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ), Ban cán sự đảng (qua Văn phòng Ban cán sự đảng) xem xét, quyết định.
Trường hợp đối với nguồn nhân sự từ bên ngoài không do đơn vị đề xuất, Vụ Tổ chức cán bộ lập tờ trình báo cáo đề nghị Bộ trưởng, Ban Cán sự đảng xem xét, quyết định.
6. Thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng, Ban cán sự đảng xem xét, quyết định
a) Văn phòng Ban cán sự đảng thẩm định, tham mưu Ban cán sự đảng gửi văn bản để trao đổi ý kiến với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ GDĐT về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm và đề nghị cấp có thẩm quyền kết luận về tiêu chuẩn chính trị.
b) Căn cứ đề nghị của đơn vị, ý kiến của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ GDĐT, Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ; trình Bộ trưởng, Ban cán sự đảng xem xét về việc bổ nhiệm.
c) Sau khi có ý kiến đồng ý của Ban cán sự đảng, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng xem xét, ký quyết định bổ nhiệm.

Như vậy, thủ tục điều động công chức Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ GDĐT giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện như quy định bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác được quy định cụ thể trên.

Điều động

Điều động công chức Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ GDĐT (Hình từ Internet)

Việc điều động công chức Vụ Kế hoạch - Tài chính giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:

Các trường hợp điều động
1. Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.
b) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
c) Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
2. Không thực hiện việc điều động công chức trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
b) Đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.
c) Là người tố cáo được bảo vệ theo quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, CCVC.
d) Các trường hợp khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Theo đó, không thực hiện việc điều động công chức trong các trường hợp sau:

- Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.

- Đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.

- Là người tố cáo được bảo vệ theo quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, CCVC.

- Các trường hợp khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Ai có thẩm quyền điều động công chức Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ GDĐT giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý?

Căn cứ theo Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về thẩm quyền điều động công chức như sau:

Thẩm quyền điều động công chức
Bộ trưởng quyết định điều động công chức làm việc tại các đơn vị được quy định tại Điều 1 của Quy chế này.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định điều động công chức Vụ Kế hoạch - Tài chính giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Điều động công chức Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Điều động công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trình tự và thủ tục điều động công chức được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào được phép điều động công chức? Trình tự, thủ tục điều động công chức được tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Việc điều động công chức có được thực hiện dựa theo nhu cầu của công chức hay không? Trình tự, thủ tục điều động công chức được pháp luật quy định ra sao?
Pháp luật
Thủ tục điều động công chức thuộc Bộ GDĐT không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục điều động công chức Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ GDĐT giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc điều động công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Việc điều động công chức lãnh đạo thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Có được điều động công chức nam làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp khi đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi hay không?
Pháp luật
Việc điều động công chức tại các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Thủ tục điều động công chức trong nội bộ Thanh tra Chính phủ theo quy định được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Có được điều động công chức của ngành Kiểm toán Nhà nước khi người đó đang trong thời gian nuôi con nhỏ hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều động công chức
682 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều động công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều động công chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào