Thủ tục đề nghị huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ ra sao?

Cho tôi hỏi: Thủ tục đề nghị huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ ra sao? - Câu hỏi của anh Dân (Nam Định)

Thủ tục đề nghị huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ ra sao?

Thủ tục đề nghị huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được thực hiện theo tiểu mục 26 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022.

Cụ thể như sau:

- Bước 1:

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trung ương có nhu cầu đề nghị huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính.

- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ.

Nếu hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận hồ sơ, giao giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến cho người được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giao nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ và trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến nêu rõ lý do không tiếp nhận hồ sơ.

- Bước 3:

Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đến nhận Kế hoạch tổ chức huấn luyện và Quyết định mở lớp huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ hoặc nhận qua Cổng dịch vụ công trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính.

Thủ tục đề nghị huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ ra sao?

Thủ tục đề nghị huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ ra sao? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 79/2018/NĐ-CP, tiểu mục 26 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022.

Hồ sơ đề nghị huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ bao gồm:

- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Giấy giới thiệu;

- Bản sao Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;

- Danh sách cá nhân tham gia huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trong đó ghi rõ thông tin: Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, vị trí công tác, trình độ chuyên môn, chức vụ;

- 03 ảnh màu chụp kiểu chân dung cỡ 03 cm x 04 cm, mặc trang phục theo quy định (ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ) của cá nhân tham gia huấn luyện.

Theo đó, hồ sơ được lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền.

Đối tượng huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ gồm những ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 79/2018/NĐ-CP, các đối tượng huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ bao gồm:

- Người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

- Người quản lý tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí và người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải được huấn luyện và được cấp Chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.

- Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đã được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không phải cấp Giấy chứng nhận sử dụng, chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.

- Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, công nhân, viên chức quốc phòng đã được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không phải cấp giấy chứng nhận sử dụng, chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ;

Đối với cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ thực hiện việc huấn luyện và cấp giấy chứng nhận sử dụng, chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về Dân quân tự vệ.

- Đối với người được giao quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã mất tính năng, tác dụng được sử dụng để trưng bày, triển lãm hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật không phải huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

- Đối với người được công nhận là huấn luyện viên, vận động viên trong thi đấu các môn có sử dụng vũ khí thể thao được miễn huấn luyện về kỹ năng sử dụng vũ khí thể thao.

- Đối với người được giao sử dụng súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu, vũ khí hạng nhẹ, vũ khí hạng nặng, vật liệu nổ quân dụng phải được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng trong Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ hoặc Công an nhân dân.

Vật liệu nổ quân dụng
Công cụ hỗ trợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mang gậy bóng chày để phòng thân có được xem là tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép không?
Pháp luật
Thủ tục đào tạo huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo Nghị định 149/2024 thế nào?
Pháp luật
Động vật nghiệp vụ là gì? Đơn vị huấn luyện động vật nghiệp vụ cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Kinh doanh công cụ hỗ trợ gồm những gì? Cơ sở kinh doanh công cụ hỗ trợ có phải bảo đảm an ninh trật tự không?
Pháp luật
Còng số 8 là gì? Công an nhân dân có phải đối tượng được trang bị còng số 8 khi thực hiện nhiệm vụ không?
Pháp luật
Người dân có được trang bị bình xịt hơi cay tại nhà với mục đích phòng thân khi cần thiết hay không?
Pháp luật
Gậy baton là gì? Người dân mang gậy baton kim loại bên mình để tự vệ có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Ai được phép sử dụng còng số 8? Người có hành vi sử dụng còng số 8 trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Công an được giao sử dụng còng số 8 có trách nhiệm như thế nào? Công an bị tấn công bằng dao thì có được phép dùng còng số 8 để bắt giữ người không?
Pháp luật
Gậy 3 khúc có phải là công cụ hỗ trợ không? Sử dụng gậy 3 khúc để tự vệ có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Mua roi điện để tự vệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 20.000.000 đồng có đúng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật liệu nổ quân dụng
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,046 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật liệu nổ quân dụng Công cụ hỗ trợ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vật liệu nổ quân dụng Xem toàn bộ văn bản về Công cụ hỗ trợ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào