Thủ tục cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình khi bị mất được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Cơ quan nào cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình khi bị mất?
- Lệ phí cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình khi bị mất là bao nhiêu?
- Trình tự thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình khi bị mất như thế nào?
Cơ quan nào cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình khi bị mất?
Theo Mục 12 Phần II Thủ tục hành chính lĩnh vực tần số vô tuyến điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1401/QĐ-BTTTT năm 2021 như sau:
Cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình
...
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Tần số vô tuyến điện
...
Theo đó, Cục Tần số vô tuyến điện là cơ quan cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình cho tổ chức có yêu cầu.
Cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình (Hình từ Internet)
Lệ phí cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình khi bị mất là bao nhiêu?
Theo Mục 12 Phần II Thủ tục hành chính lĩnh vực tần số vô tuyến điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1401/QĐ-BTTTT năm 2021 như sau:
Cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình
...
Lệ phí (nếu có): Theo quy định của Bộ Tài chính
...
Lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình được quy định tại Biểu mức thu lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện ban hành kèm theo Thông tư 265/2016/TT-BTC như sau:
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 265/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 11/2022/TT-BTC) quy định như sau:
Mức thu phí, lệ phí
...
2. Lệ phí cấp giấy phép được tính cho từng giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
a) Lệ phí gia hạn, cấp lại giấy phép: mức thu bằng 20% mức lệ phí cấp giấy phép.
b) Lệ phí sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép: mức thu bằng mức lệ phí cấp giấy phép. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép không phải ấn định lại tần số hoặc phải ấn định lại tần số theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành: mức thu bằng 20% mức lệ phí cấp giấy phép
...
Theo đó, đối với phát thanh, truyền hình:
- Lệ phí cấp cho các đơn vị là cơ quan báo chí, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình: 1.000.000 đồng trên mỗi giấy phép.
- Lệ phí cấp cho tổ chức, cá nhân khác: 200.000 đồng trên mỗi giấy phép.
Như vậy, lệ phí cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình như sau:
- Lệ phí cấp cho các đơn vị là cơ quan báo chí, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình: 200.000 đồng trên mỗi giấy phép.
- Lệ phí cấp cho tổ chức, cá nhân khác: 40.000 đồng trên mỗi giấy phép.
Trình tự thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình khi bị mất như thế nào?
Theo Mục 12 Phần II Thủ tục hành chính lĩnh vực tần số vô tuyến điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1401/QĐ-BTTTT năm 2021 như sau:
Cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình
Trình tự thực hiện:
- Trường hợp giấy phép bị mất, bị hư hỏng, tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư số 04/2021/TT-BTTTT và nộp hồ sơ đến Cục Tần số vô tuyến điện.
- Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, Cục Tần số vô tuyến điện cấp lại giấy phép sử dụng tần số trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp từ chối cấp lại giấy phép, Cục Tần số vô tuyến điện thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
...
Theo đó, trình tự thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình bị mất như sau:
- Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT và nộp hồ sơ đến Cục Tần số vô tuyến điện.
- Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, Cục Tần số vô tuyến điện cấp lại giấy phép sử dụng tần số trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp từ chối cấp lại giấy phép, Cục Tần số vô tuyến điện thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?