Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền buồm sẽ được thực hiện tại địa điểm nào?
Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công có được áp dụng đối với tàu thuyền buồm không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công như sau:
Đối tượng áp dụng thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công
1. Tàu cá Việt Nam.
2. Tàu thuyền nước ngoài vì lý do khẩn cấp xin vào tránh trú bão, cấp cứu thuyền viên, hành khách hoặc bị tai nạn.
3. Tàu thuyền không thực hiện được thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử do Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển có sự cố.
4. Thuyền viên Việt Nam.
5. Hành khách Việt Nam và nước ngoài.
Theo quy định trên, thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công sẽ được áp dụng đối với tàu thuyền buồm .
Tàu thuyền buồm (Hình từ Internet)
Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền buồm sẽ được thực hiện tại địa điểm nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền và người đi trên tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền như sau:
Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền và người đi trên tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền
1. Địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
...
Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về địa điểm thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh như sau:
Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh
1. Địa điểm thực hiện
a) Tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa;
b) Tại tàu theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải;
c) Ngoài các trường hợp thực hiện thủ tục tại tàu theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải, Biên phòng cửa khẩu cảng thông báo, thống nhất với Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa thực hiện thủ tục biên phòng tại tàu trong các trường hợp sau:
Có người trốn trên tàu;
Tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;
Có căn cứ xác định việc khai báo không đầy đủ, không chính xác về thuyền viên, hành khách;
Có căn cứ xác định thuyền viên, hành khách sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế giả mạo để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
...
Theo đó, thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền buồm sẽ được thực hiện tại trụ trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa; hoặc tại tàu theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải.
Ngoài ra, thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền buồm còn được thực hiện tại tại tàu theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải, Biên phòng cửa khẩu cảng thông báo, thống nhất với Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa thực hiện thủ tục biên phòng tại tàu trong các trường hợp như:
+ Có người trốn trên tàu.
+ Tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.
+ Có căn cứ xác định việc khai báo không đầy đủ, không chính xác về thuyền viên, hành khách.
+ Có căn cứ xác định thuyền viên, hành khách sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế giả mạo để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
Người không có hộ chiếu thuyền viên có được đi trên tàu thuyền buồm không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 77/2017/NĐ-CP về thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền và người đi trên tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền như sau:
Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền và người đi trên tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền
...
2. Người đi trên tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền không có hộ chiếu thuyền viên hoặc sổ thuyền viên và không được định biên thuyền bộ theo quy định của pháp luật về hàng hải phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp khi nhập cảnh, trừ trường hợp thuộc diện được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam.
...
Như vậy, người không có hộ chiếu thuyền viên được đi trên tàu thuyền buồm.
Tuy nhiên người này phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp khi nhập cảnh, trừ trường hợp thuộc diện được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?