Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông? Các nguyên tắc đi sa hình theo thứ tự?
Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
>> Xem thêm: Đáp án tuần 2 cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2024 chi tiết
>> Xem thêm: Đáp án tuần 1 cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2024
Để biết được thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông cần lưu ý những quy định sau:
(1) Xe ưu tiên
Căn cứ theo Điều 27 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì xe ưu tiên bao gồm:
- Xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy;
- Xe của lực lượng quân sự, công an và kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
- Đoàn xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường;
- Xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu;
- Xe hộ đê đi làm nhiệm vụ;
- Xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
- Đoàn xe tang.
Lưu ý: Xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
- Xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy;
- Xe của lực lượng quân sự, công an, kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường;
- Xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu;
- Xe hộ đê đi làm nhiệm vụ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
- Đoàn xe tang.
(2) Đường ưu tiên
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
Theo khoản 5.1 Điều 5 QCVN 41:2019/BGTVT quy định về thứ tự đường ưu tiên như sau:
- Đường cao tốc;
- Quốc lộ;
- Đường đô thị;
- Đường tỉnh;
- Đường huyện;
- Đường xã;
- Đường chuyên dùng.
Lưu ý: Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:
- Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;
- Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;
- Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;
- Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;
- Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.
Trong đó, Biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính)" có dạng như sau:
- Trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên, đặt biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên". Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
- Các xe đi trên đường có đặt biển số W.208 phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau (trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định).
- Bên dưới biển số W.208, có thể đặt biển số S.506b "Hướng đường ưu tiên" nếu ở nơi đường giao nhau đường ưu tiên thay đổi hướng (rẽ ngoặt).
- Trường hợp đặt biển số W.208 ở trong khu đông dân cư, biển được đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên. Ở ngoài khu đông dân cư, tùy theo đặt xa hay gần mà có thêm biển số S.502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu".
(3) Đường giao nhau
Căn cứ theo Điều 22 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có nêu rõ như sau:
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
- Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên với đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh với đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới;
- Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
- Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
(4) Đường không ưu tiên
Đường không ưu tiên là đường giao cùng mức với đường ưu tiên.
Theo QCVN 41:2019/BGTVT biển báo đường không ưu tiên có dạng như sau:
Ví dụ minh họa về thứ tự các xe đi khi tham gia giao thông
=>> Như vậy thứ tự các xe đi khi tham gia giao thông: Xe công an, xe con, xe tải, xe khách.
Giải thích: Thứ tự ưu tiên qua ngã tư: xe ưu tiên - đường ưu tiên - đường cùng cấp theo thứ tự bên phải trống - rẽ phải - đi thẳng - rẽ trái.
Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông? Các nguyên tắc đi sa hình theo thứ tự? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra sao?
Tại Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quy tắc chung giao thông đường bộ là gì?
Tại Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có nêu rõ quy tắc chung giao thông đường bộ như sau:
- Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
- Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
- Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trừ trường hợp khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?