Sáp nhập tỉnh: Nguyên tắc đặt tên đường hiện nay được quy định như thế nào? Đặt tên đường đối với danh nhân nước ngoài có được không?

Sáp nhập tỉnh: Nguyên tắc đặt tên đường hiện nay được quy định như thế nào? Đặt tên đường đối với danh nhân nước ngoài có được không? Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền tự quyết định về việc đặt tên đường hay không theo Nghị định 91 không?

Sáp nhập tỉnh: Nguyên tắc đặt tên đường hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục I Nghị định 91/2005/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc đặt tên đường hiện nay như sau:

- Tất cả các đường, phố và công trình công cộng trong thành phố, thị xã, thị trấn được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét để đặt tên.

- Không đổi tên đường, phố và công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc, đã gắn bó với lịch sử - văn hoá của dân tộc, của địa phương và đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ. Trường hợp đường, phố và công trình công cộng đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của địa phương, gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên, nhưng cần xem xét thận trọng.

- Không đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn đô thị. Trong trường hợp đặc biệt thì cần xem xét từng trường hợp cụ thể gắn với các mốc lịch sử cụ thể trong cuộc đời hoạt động của danh nhân để có phương án xử lý phù hợp.

- Đô thị loại đặc biệt cần lựa chọn tên các địa danh, tên các sự kiện lịch sử trọng đại, các danh nhân tiêu biểu của cả nước hoặc của thế giới trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, nghệ thuật, khoa học, an ninh, quốc phòng… để đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng. Các đô thị còn lại, căn cứ vào phân loại cấp đô thị để lựa chọn sự kiện lịch sử - văn hoá, danh nhân đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng cho phù hợp; cần ưu tiên lấy địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, danh nhân tiêu biểu của địa phương mình để đặt tên đường, phố và công trình công cộng.

- Tên danh nhân nước ngoài được xem xét đặt cho đường, phố và công trình công cộng đô thị loại đặc biệt và địa phương, đơn vị gắn liền với những đóng góp to lớn của danh nhân.

- Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường, phố và công trình công cộng để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân.

Nguyên tắc đặt tên đường hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ internet)

Đặt tên đường đối với danh nhân nước ngoài phải đáp ứng điều kiện nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 10 Nghị định 91/2005/NĐ-CP có quy định như sau:

Đường, phố được đặt tên trên cơ sở lựa chọn một trong các tên sau đây :
.....
5. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.

Như vậy, theo quy định trên thì có thể đặt tên đường với danh nhân nước ngoài nhưng phải tuân thủ các điều kiện sau:

- Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương

- Có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.

Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền tự quyết định về việc đặt tên đường theo Nghị định 91 không?

Căn cứ theo Chương 3 Nghị định 91/2005/NĐ-CP có quy định như sau:

THẨM QUYỀN VÀ QUY TRÌNH XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Điều 16. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng.
Điều 17. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:
1. Thành lập Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nghiên cứu xác lập ngân hàng tên; lên danh mục tên các đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên hoặc đổi tên; lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn (Hội Khoa học lịch sử, Hội Văn học nghệ thuật ...), các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các nhà khoa học. Cần công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường, phố, công trình công cộng để nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các kỳ họp thường kỳ hàng năm.
Đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng đối với đô thị loại đặc biệt phải lấy ý kiến Bộ Văn hoá - Thông tin trước khi trình Hội đồng nhân dân xem xét ra Nghị quyết.
...

Căn cứ theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân tỉnh không có quyền quyết định đặt tên đường theo Nghị định 99/2005/NĐ-CP, mà quyền quyết định thuộc về Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sáp nhập tỉnh
Đặt tên đường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến gồm có những tỉnh nào hiện nay sáp nhập, giữ nguyên?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh bị sáp nhập năm 2025 (dự kiến)? Danh sách các tỉnh sáp nhập với nhau theo Tờ trình 624?
Pháp luật
Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)?
Pháp luật
Kết luận 137-KL/TW của Bộ Chính trị sáp nhập 34 tỉnh thành gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương ra sao?
Pháp luật
Sau sáp nhập tỉnh thành 2025: Còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương dự kiến đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Danh sách sáp nhập tỉnh vùng Tây Nguyên 2025 theo Tờ trình 624? Danh sách các tỉnh Tây Nguyên dự kiến thực hiện sáp nhập 2025?
Pháp luật
Chỉ còn 5 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung sau sáp nhập 2025 dự kiến giữ nguyên?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 có diện tích và quy mô dân số như thế nào?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh thành mới hình thành sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến vận hành từ khi nào?
Pháp luật
Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã 2025 được Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 20/6/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
93 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh Đặt tên đường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh Xem toàn bộ văn bản về Đặt tên đường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào