Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải là thành viên của Chính phủ hay không?
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải là thành viên của Chính phủ hay không?
Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ được căn cứ theo Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì thành viên Chính phủ gồm có Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Do đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không phải là thành viên của Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được hưởng phụ cấp chức vụ như thế nào?
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Như vậy, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo = 1,30 x 1.800.000 = 2.340.000 đồng/tháng.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải là thành viên của Chính phủ hay không? (Hình từ Internet)
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm giải quyết những công việc gì?
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm giải quyết những công việc được căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 374/QĐ-BNN-VP năm 2008 như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng
1. Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng:
a) Các Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách một số lĩnh vực và địa bàn công tác, phụ trách một số cơ quan, đơn vị và được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng, nhân danh Bộ trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng về những quyết định của mình;
b) Trước khi đi công tác địa phương, Thứ trưởng trực tiếp hoặc thông qua chuyên viên giúp việc báo cáo Bộ trưởng về nội dung, chương trình công tác để có sự phối hợp trong lãnh đạo Bộ (trừ trường hợp do Bộ trưởng phân công trực tiếp)
...
Theo đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm giải quyết những công việc sau đây:
- Các Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách một số lĩnh vực và địa bàn công tác, phụ trách một số cơ quan, đơn vị và được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng, nhân danh Bộ trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng về những quyết định của mình;
- Trước khi đi công tác địa phương, Thứ trưởng trực tiếp hoặc thông qua chuyên viên giúp việc báo cáo Bộ trưởng về nội dung, chương trình công tác để có sự phối hợp trong lãnh đạo Bộ (trừ trường hợp do Bộ trưởng phân công trực tiếp.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 374/QĐ-BNN-VP năm 2008 quy định về phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý nhà nước, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác trong lĩnh vực được Bộ trưởng phân công.
- Chỉ đạo kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Bộ trưởng, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
- Chủ động giải quyết công việc được phân công; nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Thứ trưởng khác thì trực tiếp phối hợp với Thứ trưởng đó để giải quyết. Trường hợp cần có ý kiến của Bộ trưởng hoặc giữa các Thứ trưởng còn có các ý kiến khác nhau, phải báo cáo Bộ trưởng quyết định.
- Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc, chưa có văn bản quy định, vượt quá thẩm quyền, những vấn đề nhạy cảm dễ gây tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, việc ký kết văn bản hợp tác với nước ngoài và những vấn đề quan trọng khác, Thứ trưởng phải xin ý kiến của Bộ trưởng trước khi quyết định.
- Khi Bộ trưởng điều chỉnh phân công giữa các Thứ trưởng, các Thứ trưởng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian trích khấu hao tài sản cố định do doanh nghiệp tự quyết định đúng không? TSCĐ nào của doanh nghiệp không phải trích khấu hao?
- Năm 2025, xe máy rẽ phải khi đèn đỏ gây tai nạn giao thông bị phạt 14 triệu đồng? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Biên bản bàn giao xe cho thuê theo hợp đồng thuê xe mới nhất? Giá thuê xe trong hợp đồng do ai quyết định?
- Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ nhằm tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả bộ máy hành chính?
- Tải về mẫu phiếu gửi thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất?