Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt áp dụng từ ngày 1/7/2024?
Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt áp dụng từ ngày 1/7/2024?
Ngày 28/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 15/2024/TT-NHNN tải về quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nước (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, bao gồm các dịch vụ: lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, dịch vụ thu hộ và chi hộ.
Thông tư 15/2024/TT-NHNN áp dụng đối với các đối tượng sau:
(1) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước);b) Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng)
- Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
(2) Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
(3) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán.
(4) Đơn vị chấp nhận thanh toán.
(5) Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán (sau đây gọi là khách hàng).
Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt áp dụng từ ngày 1/7/2024?
Quy định về chứng từ thanh toán từ ngày 1/7/2024 theo Thông tư 15 như thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định về chứng từ thanh toán như sau:
Chứng từ thanh toán
1. Việc lập, ký, kiểm soát, luân chuyển, quản lý, sử dụng và bảo quản chứng từ thanh toán đảm bảo theo đúng quy định pháp luật kế toán và giao dịch điện tử,
2. Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích do ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích quy định quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành và hướng dẫn thực hiện đảm bảo phù hợp với quy trình thanh toán đối với từng loại hình dịch vụ theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật liên quan.
4. Chứng từ ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền là chứng từ thanh toán.
5. Các thông tin, dữ liệu của chứng từ điện tử phải được kiểm soát đầy đủ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và tính toàn vẹn của thông tin. Đồng thời, chứng từ phải được kiểm soát, quản lý bảo mật để ngăn ngừa và tránh việc lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép thông tin bất hợp pháp.
Theo đó, chứng từ thanh toán từ ngày 1/7/2024 cần đáp ứng những quy định sau:
- Việc lập, ký, kiểm soát, luân chuyển, quản lý, sử dụng và bảo quản chứng từ thanh toán đảm bảo theo đúng quy định pháp luật kế toán và giao dịch điện tử
- Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích do ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích quy định quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành và hướng dẫn thực hiện đảm bảo phù hợp với quy trình thanh toán đối với từng loại hình dịch vụ theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật liên quan.
- Chứng từ ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền là chứng từ thanh toán.
- Các thông tin, dữ liệu của chứng từ điện tử phải được kiểm soát đầy đủ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và tính toàn vẹn của thông tin. Đồng thời, chứng từ phải được kiểm soát, quản lý bảo mật để ngăn ngừa và tránh việc lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép thông tin bất hợp pháp.
Quy định dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử từ 1/7/2024 ra sao?
Tại Điều 5 Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định về dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử như sau:
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi cung ứng các dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tuân thủ các quy định về việc lập, xử lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Xây dựng quy trình thanh toán trong đó đảm bảo có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu nhận biết khách hàng; đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật khi dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Có thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng và các bên liên quan, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và cơ chế giải quyết tranh chấp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng có biện pháp thông báo cho khách hàng trên môi trường điện tử về bằng chứng giao dịch thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử, trong đó tối thiểu nêu rõ số tham chiếu giao dịch, ngày giao dịch, số tiền giao dịch. Việc sử dụng kênh thông báo tối thiểu phải qua tin nhắn SMS hoặc thư điện từ hoặc kênh thông báo khác và phải được thể hiện trong thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Thông tư 15/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?