Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu: 15/2024/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Phạm Tiến Dũng
Ngày ban hành: 28/06/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Yêu cầu khi cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử

Ngày 28/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Thông tư này quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nước (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, bao gồm các dịch vụ: lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, dịch vụ thu hộ và chi hộ.

Yêu cầu khi cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi cung ứng các dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tuân thủ các quy định về việc lập, xử lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

- Xây dựng quy trình thanh toán trong đó đảm bảo có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu nhận biết khách hàng; đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật khi dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

- Có thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng và các bên liên quan, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và cơ chế giải quyết tranh chấp (nếu có) theo quy định của pháp luật.

- Ngân hàng có biện pháp thông báo cho khách hàng trên môi trường điện tử về bằng chứng giao dịch thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử, trong đó tối thiểu nêu rõ số tham chiếu giao dịch, ngày giao dịch, số tiền giao dịch.

Việc sử dụng kênh thông báo tối thiểu phải qua tin nhắn SMS hoặc thư điện tử hoặc kênh thông báo khác và phải được thể hiện trong thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm: Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

Thông tư 15/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2024/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Luật Bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 22 tháng 6 năm 2023

Căn cứ Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nưc (sau đây gọi dịch vụ thanh toán) của các tổ chc cung ứng dịch vụ thanh toán, bao gồm các dịch v: lệnh chi, ủy nhiệm chi, nh thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, dịch vụ thu hộ và chi hộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chc cung ứng dịch vụ thanh toán bao gm:

a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước);

b) Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng);

c) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;

d) Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán.

4. Đơn vị chấp nhận thanh toán.

5. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán (sau đây gọi là khách hàng).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chứng từ thanh toán là một loại chứng từ kế toán ngân hàng dùng làm căn cứ để thực hiện dịch vụ thanh toán. Chứng từ thanh toán bao gồm chứng từ giấy và chứng từ điện tử.

2. Dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử là việc lập, gửi, xử lý lệnh thanh toán thông qua phương tiện điện tử.

3. Dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi (sau đây gọi chung là dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi) là việc ngân hàng thực hiện yêu cầu của bên tr tiền trích một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để trhoặc chuyển tiền cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể đồng thời là bên trả tiền.

4. Dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu (sau đây gọi chung là dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu) là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng trích một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.

5. Dịch vụ thu hộ là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên thụ hưởng thu tiền của bên trả tiền trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên thụ hưởng. Dịch vụ thu hộ bao gồm dịch vụ thu hộ qua tài khoản thanh toán của khách hàng và dịch vụ thu hộ không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.

6. Dịch vụ chi hộ là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên trả tiền thay mặt bên trả tiền để chi trả cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên trả tiền. Dịch vụ chi hộ bao gồm dịch vụ chi hộ qua tài khoản thanh toán của khách hàng và dịch vụ chi hộ không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.

7. Dịch vụ chuyển tiền là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện theo yêu cầu của bên trả tiền nhằm chuyển một số tiền nhất định cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể đồng thời là bên trả tiền. Dịch vụ chuyển tiền bao gồm dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản thanh toán và dịch vụ chuyển tiền không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.

8. Đơn vị chấp nhận thanh toán (viết tắt là ĐVCNTT) là tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ bng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt theo hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản ký kết với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

9. Giao dịch thanh toán qua Mã phản hồi nhanh (Quick Response Code - viết tắt là QR Code) là việc sử dụng dịch vụ thanh toán để trả tiền, chuyển tiền thông qua QR Code của tổ chức, cá nhân.

10. Giấy tờ tùy thân bao gồm thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước, giấy chứng minh nhân dân còn thời hạn, căn cước điện tử (đối với trường hợp khách hàng có tài khoản định danh điện tử mức độ 02); đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, bao gồm hộ chiếu và thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ có giá trị thay thị thực hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh; hoặc danh tính điện tử (thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mc độ 02) (nếu có).

Điều 4. Chứng từ thanh toán

1. Việc lập, ký, kiểm soát, luân chuyển, quản lý, sử dụng và bảo quản chứng từ thanh toán đảm bảo theo đúng quy định pháp luật kế toán và giao dịch điện tử.

2. Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích do ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích quy định quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành và hướng dẫn thực hiện đảm bảo phù hợp với quy trình thanh toán đối với từng loại hình dịch vụ theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật liên quan.

4. Chứng từ ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền là chứng từ thanh toán.

5. Các thông tin, dữ liệu của chứng từ điện tử phải được kiểm soát đầy đủ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và tính toàn vẹn của thông tin. Đồng thời, chứng từ phải được kiểm soát, quản lý bảo mật để ngăn ngừa và tránh việc lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép thông tin bất hợp pháp.

Điều 5. Dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi cung ứng các dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Tuân thủ các quy định về việc lập, xử lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

2. Xây dựng quy trình thanh toán trong đó đảm bảo có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu nhận biết khách hàng; đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật khi dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

3. Có thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng và các bên liên quan, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và cơ chế giải quyết tranh chấp (nếu có) theo quy định của pháp luật.

4. Ngân hàng có biện pháp thông báo cho khách hàng trên môi trường điện tử về bằng chứng giao dịch thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử, trong đó tối thiểu nêu rõ số tham chiếu giao dịch, ngày giao dịch, số tiền giao dịch. Việc sử dụng kênh thông báo tối thiểu phải qua tin nhắn SMS hoặc thư điện thoặc kênh thông báo khác và phải được thể hiện trong thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng.

5. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Điều 6. Quy trình xử lý sai sót và điều chỉnh sai sót, tra soát, khiếu nại trong giao dịch thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán

1. Khi phát hiện việc chuyển tiền có sai sót hoặc chênh lệch số liệu trong chuyển tiền (gọi chung là sai sót), các bên liên quan phải có biện pháp xử lý điều chỉnh theo đúng quy định, đảm bảo số liệu chính xác, thống nhất không để ảnh hưởng đến hoạt động chuyển tiền hoặc gây thiệt hại cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và/hoặc khách hàng. Việc điều chỉnh sai sót trong chuyển tiền phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Tuân thủ chặt chẽ quy định và phương pháp điều chỉnh sai sót trong kế toán và thanh toán chuyển tiền: sai sót ở khâu nào sửa chữa điều chỉnh ở khâu đó, không được tự ý sửa chữa số liệu điều chnh sai sót;

b) Cá nhân, tổ chức gây ra sai sót hoặc vi phạm quy định và phương pháp điều chỉnh sai sót, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý và bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán quy định cụ thể thời hạn khách hàng sử dụng dịch vụ được quyền đề nghị tra soát, khiếu nại đối với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhưng không ít hơn 60 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch yêu cầu tra soát.

3. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại của khách hàng sử dụng dịch vụ, đảm bảo tuân thủ tối thiểu các quy định sau:

a) Áp dụng tối thiểu hai hình thức tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại qua tổng đài điện thoại (có ghi âm, hoạt động 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần) và qua các địa điểm giao dịch hợp pháp của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; đảm bảo xác thực nhng thông tin cơ bản mà khách hàng đã cung cấp cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

b) Ban hành mẫu đề nghị tra soát, khiếu nại (văn bản giấy và điện tử) để khách hàng sử dụng khi đề nghị tra soát, khiếu nại tại các địa điểm giao dịch của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoặc trên kênh trực tuyến. Trường hợp tiếp nhận thông tin qua tổng đài điện thoại hoặc kênh trực tuyến, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết để xác minh khách hàng, có biện pháp lưu trữ thông tin khách hàng cung cấp làm căn cứ để xử lý tra soát, khiếu nại. Trường hợp ủy quyền cho người khác đề nghị tra soát, khiếu nại, việc ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền;

c) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm trả lời hoặc xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng trong thời hạn theo thỏa thuận nhưng không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được yêu cầu khiếu nại của khách hàng sử dụng dịch vụ theo quy định tại điểm a Khoản này;

Thực hiện ngay các biện pháp để tạm dừng cung ứng dịch vụ khi khách hàng đề nghị do nghi ngờ có gian lận hoặc tổn thất và chịu trách nhiệm với toàn bộ tổn thất tài chính của khách hàng phát sinh sau thời điểm khách hàng đề nghị tạm dừng cung ứng dịch vụ.

4. Xử lý kết quả tra soát, xử lý khiếu nại:

a) Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả xử lý tra soát, xử lý khiếu nại cho khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện bồi hoàn tổn thất cho khách hàng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật hiện hành đối với những tổn thất phát sinh không do lỗi của khách hàng và/hoặc không thuộc các trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận về điều khoản và điều kiện sử dụng dịch vụ;

b) Trong trường hợp hết thời hạn giải quyết tra soát, xử lý khiếu nại được quy định tại khoản 3 Điều này mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân hay lỗi thuộc bên nào thì trong vòng 15 ngày làm việc tiếp theo, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thỏa thuận với khách hàng về phương án xử lý, nếu không thỏa thuận được phương án xử lý thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện tố giác, báo tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự và báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn); đồng thời, thông báo bằng văn bản cho khách hàng về tình trạng xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo kết quả giải quyết không có yếu tố tội phạm, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thỏa thuận với khách hàng về phương án xử lý kết quả tra soát, xử lý khiếu nại.

6. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có giải pháp để khách hàng có thể tra cứu trực tuyến được thông tin, tiến độ, kết quả xử lý tra soát, xử lý khiếu nại.

7. Phối hợp tra soát giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán:

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm phối hợp để xử lý kịp thời các yêu cầu tra soát trong thanh toán ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu: trong vòng 04 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được yêu cầu tra soát bên nhận yêu cầu tra soát phải trả lời yêu cầu/kết quả tra soát cho bên yêu cầu tra soát hoặc thực hiện hoàn trả lại lệnh thanh toán có thông tin yêu cầu tra soát.

Chương II

DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA CÁC TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN

Mục 1. DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều 7. Dịch vụ thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước

1. Các tổ chức mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước (là đơn vị trả tiền) gửi chứng từ thanh toán đến Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trích tài khoản thanh toán của mình để trả cho đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại cùng một đơn vị Ngân hàng Nhà nước hoặc chuyển tiền đi cho đơn vị thụ hưởng theo các hệ thống thanh toán thích hợp. Quy trình thanh toán thực hiện như sau:

a) Lập, gửi chứng từ

Đối với các khoản thanh toán của chính đơn vị trả tiền: đơn vị trả tiền lập và gửi chứng từ thanh toán (ủy nhiệm chi, các chứng từ thanh toán thích hợp khác) vào Ngân hàng Nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán yêu cầu trích một số tiền nht định trên tài khoản thanh toán của đơn vị mình để trả hoặc chuyển cho đơn vị thụ hưởng.

b) Xử lý chứng từ và hạch toán

Khi nhận được các chứng từ thanh toán do đơn vị trả tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và kiểm tra khả năng thanh toán của đơn vị trả tiền.

(i) Nếu chứng từ không hợp pháp, hợp lệ hoặc đơn vị trả tiền không đủ khả năng thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước từ chối thanh toán và thông báo cho đơn vị trả tiền.

(ii) Nếu chứng từ hợp pháp, hợp lệ và đơn vị trả tiền đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng Nhà nước hạch toán ngay và xử lý:

Trường hợp đơn vị trả tiền và đơn vị thụ hưởng mở tài khoản tại cùng một đơn vị Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước ghi Nợ tài khoản thanh toán của đơn vị trả tiền, ghi Có tài khoản thanh toán của đơn vị thụ hưởng và thực hiện báo Nợ, báo Có theo quy định cho đơn vị trả tiền và đơn vị thụ hưởng.

Trường hợp đơn vị trả tiền và đơn vị thụ hưởng không mở tài khoản tại cùng một đơn vị Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước ghi Nợ vào tài khoản thanh toán của đơn vị trả tiền, báo Nợ cho đơn vị trả tiền và lập lệnh chuyển tiền đi qua hệ thống thanh toán thích hợp.

Khi nhận được lệnh chuyển tiền đến, sau khi kiểm soát và xử lý chứng từ theo quy định của hệ thống thanh toán, Ngân hàng Nhà nước nhận lệnh hạch toán vào tài khoản thanh toán của đơn vị thụ hưởng (hoặc tài khoản thích hợp nếu đơn vị thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước) và báo Có cho đơn vị thụ hưởng.

2. Các tổ chức mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước thực hiện nộp, rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán mở tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước bằng các phương tiện thanh toán. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là tổ chức tín dụng) là thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thực hiện nộp, rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, quy trình thực hiện như sau:

a) Tổ chức tín dụng có nhu cầu thực hiện nộp, rút tiền mặt qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cần thực hiện: Tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố bn đăng ký danh sách cán bộ được ủy quyền thực hiện giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố kèm văn bản ủy quyền của từng cán bộ do người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng ký (theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này). Văn bản ủy quyền phải ghi rõ các thông tin người được ủy quyền, thời hạn ủy quyền, nội dung ủy quyền về việc giao dịch và vận chuyển tiền mặt.

b) Việc thực hiện rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành ph:

(i) Tổ chức tín dụng lập Lệnh chuyển tiền qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để trích tiền từ tài khoản thanh toán của Trụ sở chính tổ chức tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước gửi đến ngân hàng nhận lệnh là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi chi nhánh tổ chức tín dụng có nhu cầu rút tiền mặt. Chi nhánh tổ chức tín dụng cử đại diện được ủy quyền thực hiện giao dịch tiền mặt đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để lĩnh tiền mặt.

(ii) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra, đối chiếu thông tin cán bộ được ủy quyền thực hiện giao dịch tiền mặt của chi nhánh tổ chức tín dụng để lập Phiếu chi và thực hiện thủ tục xuất tiền cho chi nhánh tổ chức tín dụng theo quy định về chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp nhận Lệnh chuyển tiền sau thời gian quy định giao dịch tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, thủ tục xuất tiền mặt cho chi nhánh tổ chức tín dụng được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

c) Việc thực hiện giao dịch nộp tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố: chi nhánh tổ chức tín dụng lập Giấy nộp tiền theo mẫu quy định tại Chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố căn cứ nội dung Giấy nộp tiền, lập Lệnh chuyển tiền qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của Trụ sở chính tchức tín dụng mở tại sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố đã thực hiện thủ tục nhập tiền từ chi nhánh tổ chức tín dụng nhưng hết thời gian gửi lệnh thanh toán của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố lập Lệnh chuyển tiền qua Hệ thống thanh toán điện tliên ngân hàng để gi Trụ sở chính tổ chức tín dụng vào ngày làm việc tiếp theo.

d) Định kỳ hàng tháng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tnh, thành phố xác định số phí phi thu của các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn (phí rút tiền mặt, phí thanh toán từng lần) và lập Lệnh chuyển nợ qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng gửi Trụ sở chính tổ chức tín dụng đ tiến hành thu phí theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đối với các tổ chức tín dụng thực hiện việc nộp, rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố, việc thu phí thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

đ) Định kỳ hàng năm, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện nộp, rút tiền mặt qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trên địa bàn (theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) về Ngân hàng Nhà nước để theo dõi, quản lý.

Mục 2. DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG

Điều 8. Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi

Ngân hàng thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi đảm bảo xử lý nhanh chóng, chặt chẽ, chính xác, an toàn, bảo mật đúng pháp luật; ban hành quy trình nội bộ, trong đó phải có các nội dung sau:

1. Lập, gửi chứng từ ủy nhiệm chi

Bên trả tiền lập ủy nhiệm chi gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản thanh toán) để trích tài khoản trả hoặc chuyển cho bên thụ hưởng. Ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập, phương thức gửi ủy nhiệm chi tại đơn vị mình, đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

2. Kiểm soát ủy nhiệm chi

a) Khi nhận được ủy nhiệm chi, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ.

b) Ngân hàng phải kiểm tra khả năng thanh toán. Nếu ủy nhiệm chi không hợp pháp, hợp lệ hoặc không được đảm bảo khả năng thanh toán thì ngân hàng báo cho bên trả tiền để chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại cho bên trả tiền.

3. Xử lý chứng từ và hạch toán

a) Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền:

Sau khi kiểm soát, nếu ủy nhiệm chi hợp pháp, hợp lệ và được đảm bảo khả năng thanh toán thì xử lý:

(i) Nếu bên thụ hưởng và bên trả tiền có tài khoản thanh toán cùng ngân hàng thì chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm chi của khách hàng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), ngân hàng hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.

(ii) Nếu bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm chi của khách hàng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), ngân hàng hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, báo Nợ cho bên trả tiền và lập lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng theo hệ thống thanh toán thích hợp.

b) Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:

Sau khi nhận được lệnh chuyển tiền do ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển đến, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm soát chứng từ và xử lý:

(i) Nếu lệnh chuyển tiền hợp pháp, hợp lệ, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyn tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phải hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng và báo Có cho bên thụ hưởng.

(ii) Nếu lệnh chuyển tiền có sai sót, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng gửi yêu cầu tra soát hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền. Khi nhận được trả lời tra soát, trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng thực hiện lệnh chuyển tiền hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.

(iii) Nếu tài khoản bên thụ hưởng đã đóng, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền (hoặc theo thỏa thuận với bên trả tiền).

(iv) Trường hợp bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng:

Khi nhận được lệnh chuyển tiền, chậm nhất trong 01 ngày làm việc, ngân hàng kiểm soát chứng từ, hạch toán vào tài khoản thích hợp và thông báo cho bên thụ hưởng theo thông tin liên hệ được bên trả tiền cung cấp. Trường hợp bên thụ hưởng nhận tiền mặt xử lý như sau:

Nếu bên thụ hưởng là cá nhân, khi đến nhận tiền bên thụ hưởng phải xuất trình giấy tờ tùy thân. Trong trường hợp người nhận là người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu bên thụ hưởng là tổ chức thì người đại diện của tổ chức đến nhận tiền ngoài việc xuất trình giấy tờ tùy thân của mình, phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của tổ chức đó. Ngân hàng có biện pháp kiểm tra, đối chiếu, xác thực thông tin, dữ liệu định danh khách hàng và lưu trữ theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ thời điểm báo Có cho khách hàng theo quy định tại khoản 4 Điều này, nếu bên thụ hưởng đã được ngân hàng thông báo nhưng không đến nhận tiền hoặc ngân hàng không liên hệ được với bên thụ hưởng, ngân hàng phải lập lệnh chuyển trả lại tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.

4. Ngân hàng thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ, kịp thời cho khách hàng theo phương thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 9. Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu

Ngân hàng thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu đảm bảo xử lý nhanh chóng, chặt chẽ, chính xác, an toàn, bảo mật đúng pháp luật; ban hành quy trình nội bộ, trong đó phải có các nội dung sau:

1. Lập, gửi chứng từ ủy nhiệm thu

Bên thụ hưởng lập ủy nhiệm thu kèm theo văn bản thỏa thuận giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng về việc ủy nhiệm thu và các chứng từ khác (nếu có) gửi ngân hàng phục vụ mình hoặc ngân hàng phục vụ bên trả tiền. Ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập, phương thức gửi chứng từ đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

2. Kiểm soát ủy nhiệm thu

a) Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng: Khi nhận được ủy nhiệm thu và các chứng từ kèm theo của khách hàng, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của ủy nhiệm thu theo quy định về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng. Nếu ủy nhiệm thu không hp pháp, hợp lệ thì ngân hàng báo cho khách hàng để chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại cho khách hàng.

b) Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền: Khi nhận được hồ sơ thanh toán ủy nhiệm thu, ngân hàng tiến hành kiểm soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ và kiểm tra khả năng thanh toán.

Nếu ủy nhiệm thu có sai sót, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm thu, ngân hàng phục vụ bên trả tiền gửi yêu cầu tra soát hoặc trả lại ủy nhiệm thu cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng. Nếu tài khoản bên trả tiền đã đóng, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm thu, ngân hàng phục vụ bên trả tiền trả lại ủy nhiệm thu cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng.

3. Xử lý chứng từ và hạch toán

a) Đối với trường hợp bên trả tiền có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:

Sau khi kiểm soát ủy nhiệm thu, ngân hàng kiểm tra thỏa thuận thanh toán bằng ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng và xử lý:

(i) Trường hợp bên trả tiền đã ủy quyền cho ngân hàng được quyền tự động trích nợ tài khoản thanh toán của bên trả tiền để thanh toán ủy nhiệm thu:

Nếu bên trả tiền đảm bảo khả năng thanh toán, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng phải hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.

Nếu bên trả tiền không đảm bảo khả năng thanh toán, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng phải báo cho bên trả tiền, bên thụ hưởng biết và trả lại ủy nhiệm thu cho bên thụ hưởng (nếu bên thụ hưởng yêu cầu) hoặc tiếp tục lưu giữ ủy nhiệm thu đến khi bên trả tiền đảm bảo khả năng thanh toán. Khi bên trả tiền đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng phải hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.

(ii) Trường hợp bên trả tiền chưa ủy quyền cho ngân hàng được quyền tự động trích nợ tài khoản thanh toán của bên trả tiền để thanh toán ủy nhiệm thu, ngân hàng phải thông báo ủy nhiệm thu cho bên trả tiền.

Nếu bên trả tiền chấp thuận ủy quyền trích nợ tài khoản thanh toán, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy quyền trích nợ của bên trtiền, ngân hàng tiến hành xử lý hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trtiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.

Nếu bên trả tiền không chấp thuận ủy quyền trích nợ, ngân hàng thông báo ngay và gửi trả y nhiệm thu cho bên thụ hưởng.

(iii) Việc ủy quyền trích nợ tài khoản thanh toán do ngân hàng quy định phù hợp với quy định của pháp luật về ủy quyền.

b) Đối với trường hợp bên trả tiền không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:

(i) Sau khi kiểm soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng có hình thức theo dõi phù hợp chứng từ đã được xử lý và chậm nht trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng gửi đi cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.

(ii) Khi nhận được ủy nhiệm thu và các chứng từ kèm theo (nếu có) do ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng gửi đến, sau khi kiểm soát y nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ, ngân hàng phục vụ bên trả tiền kiểm tra thỏa thuận ủy quyền trích nợ tài khoản thanh toán và tiến hành xử lý, hạch toán vào tài khoản thanh toán bên trả tiền như trường hợp bên trả tiền có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng; đồng thời lập lệnh chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng theo hệ thống thanh toán thích hợp.

(iii) Khi nhận được lệnh chuyển tiền do ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển đến, chậm nhất trong 01 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng căn cứ lệnh chuyển tiền để hạch toán vào tài khoản thích hợp và báo Có cho bên thụ hưởng.

4. Ngân hàng thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ, kịp thời cho khách hàng theo phương thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 10. Dịch vụ thu hộ

1. Bên thụ hưởng phải cung cấp cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán các văn bản, tài liệu cần thiết để tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện việc thu hộ theo đúng nội dung văn bản thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với bên thụ hưởng và phù hợp quy định pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp dịch vụ thu hộ có sự tham gia hỗ trợ thu hộ của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ), trong thỏa thuận hoặc hợp đồng có thể thỏa thuận ủy quyền cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với bên thụ hưởng.

3. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ban hành quy trình nội bộ để thực hiện dịch vụ thu hộ cho khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó quy định rõ về trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên quan đảm bảo an toàn, chặt chẽ.

Điều 11. Dịch vụ chi hộ

1. Đối với dịch vụ chi hộ, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện theo đúng yêu cầu của bên trả tiền trong văn bản thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với bên trả tiền và phù hợp quy định pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp dịch vụ chi hộ có sự tham gia hỗ trợ chi hộ của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ), trong thỏa thuận hoặc hợp đồng có thể thỏa thuận ủy quyền cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với bên trả tiền.

3. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ban hành quy trình nội bộ để thực hiện dịch vụ chi hộ cho khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó quy định rõ về trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên quan đảm bảo an toàn, chặt chẽ.

Điều 12. Dịch vụ chuyển tiền

1. Quy trình thực hiện dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản thanh toán của khách hàng được thực hiện như quy trình dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi.

2. Quy trình thực hiện dịch vụ chuyển tiền không qua tài khoản thanh toán của khách hàng:

Ngân hàng thực hiện cung ứng dịch vụ chuyển tiền đảm bảo xử lý nhanh chóng, chặt chẽ, chính xác, an toàn, bảo mật đúng pháp luật; ban hành quy trình nội bộ, trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau:

a) Lập, kiểm soát chứng từ:

(i) Khi khách hàng có nhu cầu nộp tiền mặt để yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho bên thụ hưởng, ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập mẫu chuyển tiền theo quy định của ngân hàng, đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết của người chuyển tiền và người thụ hưởng, bao gồm: họ và tên, số giấy tờ tùy thân, số điện thoại, chữ ký (của người chuyển tiền) và các thông tin khác.

(ii) Nếu người chuyển tiền là cá nhân, khi chuyển tiền khách hàng phải xuất trình giấy tờ tùy thân. Trong trường hợp người chuyển tiền là người được ủy quyền thì khách hàng phải xuất trình văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Nếu người chuyển tiền là người đại diện của tổ chức, thì khi chuyển tiền, ngoài việc xuất trình giấy tờ tùy thân, phải có giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của tổ chức đó. Ngân hàng có biện pháp kiểm tra, đi chiếu, xác thực thông tin, dữ liệu định danh khách hàng và lưu trữ theo quy định của pháp luật

(iii) Khi nhận được giấy nộp tiền của khách hàng, ngân hàng kiểm tra, kiểm soát chứng từ và tiến hành kiểm đếm số tiền mặt khách hàng nộp để thực hiện chuyển tiền theo đúng quy định.

b) Xử lý chứng từ và hạch toán:

(i) Tại ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền: Sau khi kiểm soát chứng từ hợp pháp, hợp lệ:

Trường hợp bên thụ hưởng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền: chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm khách hàng hoàn tất thủ tục nộp tiền, ngân hàng hạch toán vào tài khoản thích hợp cho bên chuyển tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.

Trường hợp bên thụ hưởng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng khác; chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm khách hàng hoàn tất thủ tục nộp tiền, ngân hàng hạch toán vào tài khoản thích hợp và lập lệnh chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng theo hệ thống thanh toán thích hợp.

(ii) Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:

Sau khi nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm soát chứng từ và xử lý:

Nếu lệnh chuyển tiền hợp pháp, hợp lệ, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phải hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng, báo Có cho bên thụ hưởng.

Nếu lệnh chuyển tiền có sai sót, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phối hợp ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền thực hiện tra soát theo quy định. Khi nhận được trả lời tra soát, trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng thực hiện lệnh chuyển tiền hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.

Nếu tài khoản bên thụ hưởng đã đóng, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền và ghi rõ lý do hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền.

Trường hợp bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng: khi nhận được lệnh chuyển tiền, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng kiểm soát chứng từ, hạch toán vào tài khoản thích hợp và phải thông báo cho bên thụ hưởng theo thông tin liên hệ được bên chuyển tiền cung cấp.

Trường hợp bên thụ hưởng nhận tiền mặt: Nếu bên thụ hưởng là cá nhân, khi đến nhận tiền khách hàng phải xuất trình giấy tờ tùy thân. Nếu người nhận tiền là người được ủy quyền thì người được ủy quyền xuất trình văn bản ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu bên thụ hưởng là tổ chức thì người đại diện của tổ chức đến nhận tiền ngoài việc xuất trình giấy tờ tùy thân của mình, phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của tổ chức đó. Ngân hàng có biện pháp kiểm tra, đối chiếu, xác thực thông tin, dữ liệu định danh khách hàng và lưu trữ theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ thời điểm báo Có cho khách hàng theo quy định tại điểm c khoản này, nếu bên thụ hưởng đã được ngân hàng thông báo nhưng không đến nhận tiền hoặc ngân hàng không liên hệ được với bên thụ hưởng, ngân hàng phải lập lệnh chuyển trả lại tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.

c) Ngân hàng thực hiện báo Có kịp thời cho khách hàng mở tài khoản thanh toán tại đơn vị mình theo phương thức, thời điểm báo Có đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

Mục 3. DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN, TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ, DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

Điều 13. Dịch vụ thanh toán qua quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

1. Quỹ tín dụng nhân dân cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán cho thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó, bao gồm dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ. Tổ chức tài chính vi mô cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán cho khách hàng của tổ chức tài chính vi mô, bao gồm dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.

2. Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô ban hành quy trình thanh toán nội bộ nghiệp vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ không qua tài khoản thanh toán phù hợp với quy định tại Điều 10, Điều 11 và khoản 2 Điều 12 Thông tư này.

Điều 14. Dịch vụ thanh toán qua doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

1. Văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng (gọi chung là văn bản chấp thuận):

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được cấp văn bản chấp thuận phải hoạt động theo đúng nội dung quy định trong văn bản chấp thuận.

Không được phép tẩy xóa, sửa chữa, mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, làm giả văn bản chấp thuận; không được ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động được phép theo văn bản chấp thuận.

2. Quy trình thực hiện dịch vụ chuyển tiền không qua tài khoản thanh toán của khách hàng:

a) Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện cung ứng dịch vụ chuyển tiền đảm bảo xử lý nhanh chóng, chặt chẽ, chính xác, an toàn, bảo mật đúng pháp luật; ban hành quy trình nội bộ, trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau:

(i) Quy định rõ các khâu xử lý như: lập, đối chiếu kiểm soát, lưu trữ chứng từ chuyển tiền; xử lý lệnh chuyển tiền; sai sót và điều chỉnh sai sót, tra soát, khiếu nại; hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành, theo dõi sổ sách kế toán đầy đủ;

(ii) Quy định cụ thể hạn mức chuyển tiền, nhận tiền tại các điểm cung cấp dịch vụ của mình phù hợp với điều kiện cơ sở vật cht, hạ tầng kỹ thuật, bộ máy vận hành để đảm bảo an toàn, đúng pháp luật trong quá trình thực hiện;

(iii) Quy định trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân quản lý, vận hành và thực hiện quy trình chuyển tiền, tối thiểu có các nội dung: thực hiện đúng quy trình, giao dịch thanh toán, các quy định về an toàn, bảo mật, trách nhiệm phối hợp tra soát, xử lý các khiếu nại và chịu trách nhiệm đền bù các thiệt hại cho khách hàng do lỗi của mình gây ra;

(iv) Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;

(v) Các quy định liên quan khác.

b) Xử lý lệnh chuyển tiền:

(i) Khi nhận yêu cầu chuyển tiền, nhân viên của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích có trách nhiệm kiểm soát các thông tin trên mẫu chuyển tiền. Sau khi kiểm soát, nếu chứng từ thanh toán do khách hàng lập hợp pháp, hợp lệ và số tiền khách hàng nộp khớp đúng với số tiền ghi trên lệnh chuyển tiền, nhân viên ký chứng từ, làm thủ tục chuyển tiền đi cho khách hàng. Chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được chứng từ thanh toán hợp pháp, hợp lệ của khách hàng, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phải xử lý và hoàn tất việc chuyển tiền đi cho khách hàng;

(ii) Khi nhận được lệnh chuyển tiền đến, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phục vụ bên thụ hưởng phải kiểm tra chứng từ đảm bảo hợp pháp, hợp lệ và thực hiện hạch toán ngay vào tài khoản thích hợp và thông báo cho bên thụ hưởng đến nhận tiền hoặc giao tiền tại địa chỉ bên chuyển tiền yêu cầu theo thỏa thuận; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích có biện pháp kiểm tra, đối chiếu, xác thực thông tin, dữ liệu định danh khách hàng và lưu trữ theo quy định của pháp luật;

(iii) Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận lệnh chuyển tiền đến và đã thông báo cho bên thụ hưởng, nếu bên thụ hưởng không đến nhận tiền hoặc không liên hệ được với bên thụ hưởng để thông báo nhận tiền, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phục vụ bên thụ hưởng trả lại tiền cho bên chuyển tiền.

3. Dịch vụ thu hộ và dịch vụ chi hộ

a) Để thực hiện dịch vụ thu hộ, bên thụ hưởng phải cung cấp cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích các văn bản, tài liệu cần thiết liên quan làm điều kiện để doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện việc thu hộ tiền theo đúng nội dung văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích với bên thụ hưởng và phù hợp quy định pháp luật có liên quan;

b) Đối với dịch vụ chi hộ, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện theo đúng yêu cầu của bên trả tiền trong văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích với bên trả tiền và phù hợp quy đnh pháp luật có liên quan;

c) Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích ban hành quy định nội bộ để thực hiện dịch vụ thu hộ, dịch vụ chi hộ cho khách hàng phù hợp với quy định ca pháp luật có liên quan.

4. Chế độ báo cáo

a) Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Thanh toán) về tình hình triển khai thực hiện dịch vụ định kỳ hằng quý (trước ngày 05 của tháng tiếp theo quý báo cáo) và định kỳ hằng năm (trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo năm báo cáo) theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích báo cáo kịp thời cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin liên quan trong các trường hợp sau:

(i) Theo yêu cầu cụ thể của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ cho mục tiêu quản lý nhà nước;

(ii) Khi có phát sinh diễn biến bất thường hoặc sự cố gây gián đoạn trong hoạt động cung ứng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan khác.

Điều 15. Quy trình chấp thuận, gia hạn hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

1. Quy trình chấp thuận

a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có), Vụ Thanh toán xem xét và gửi hồ sơ cho các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước để tham gia ý kiến;

b) Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Thanh toán:

(i) Cục Công nghệ thông tin xem xét, đánh giá và có văn bản gửi Vụ Thanh toán xác nhận các điều kiện về mặt kỹ thuật, giải pháp công nghệ, khả năng về an toàn bảo mật, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm bảo thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.

(ii) Cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thẩm định và có văn bản gửi Vụ Thanh toán đánh giá về quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đảm bảo thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.

c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Vụ Thanh toán tổng hợp ý kiến từ các đơn vị liên quan, thẩm định hồ sơ và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định chấp thuận hoặc từ chối việc chấp thuận bằng văn bản hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

2. Quy trình gia hạn

a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có), Vụ Thanh toán xem xét và gửi hồ sơ cho các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước để tham gia ý kiến;

b) Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Thanh toán:

(i) Cục Công nghệ thông tin xem xét, đánh giá và có văn bản gửi Vụ Thanh toán xác nhận các điều kiện về mặt kỹ thuật, giải pháp công nghệ, khả năng về an toàn bảo mật, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm bảo thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.

(ii) Cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thẩm định và có văn bản gửi Vụ Thanh toán đánh giá về quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đảm bảo thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Vụ Thanh toán tổng hợp ý kiến từ các đơn vị liên quan, thẩm định hồ sơ và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định gia hạn hoặc từ chối việc gia hạn bằng văn bản hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

Chương III

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA DỊCH VỤ THANH TOÁN

Điều 16. Quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán

1. Được lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; được quyền yêu cầu và nhận thông báo, hướng dẫn và cảnh báo từ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để nhận biết và phòng tránh rủi ro khi sử dụng dịch vụ thanh toán.

2. Được thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với các quy định của pháp luật.

3. Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin về việc thực hiện các dịch vụ thanh toán theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

4. Được khiếu nại và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình bồi thường thiệt hại khi: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện giao dịch thanh toán chậm so với thỏa thuận, không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc thực hiện giao dịch thanh toán không khớp đúng với lệnh thanh toán, thu phí dịch vụ thanh toán không đúng loại phí hoặc mức phí mà tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã công bố và các vi phạm khác trong thỏa thuận.

5. Thực hiện các quyền khác theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán

1. Thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện, quy trình đối với các dịch vụ thanh toán theo quy định tại Thông tư này và theo thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn trả đầy đủ số tiền thụ hưởng do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển thừa, chuyển nhầm (bao gồm cả lỗi tác nghiệp, sự chệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán).

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin và chứng từ thanh toán mà mình cung cấp.

4. Tự bảo vệ các bí mật thông tin tài khoản, giao dịch của cá nhân, tổ chức để đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch thanh toán; thông báo kịp thời cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trong giao dịch thanh toán hoặc nghi ngờ thông tin giao dịch bị lợi dụng.

5. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 18. Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan và thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán.

2. Từ chối cung cấp dịch vụ thanh toán cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khi thực hiện dịch vụ thanh toán theo quy định tại Thông tư này hoặc vi phạm các thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán;

b) Khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có bằng chứng về việc giao dịch thanh toán nhằm rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền; phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;

c) Khách hàng thuộc danh sách có nghi ngờ/danh sách đen/danh sách cảnh báo liên quan đến giao dịch gian lận, lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán hoàn trả đầy đủ số tiền thụ hưởng do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển thừa, chuyển nhầm (bao gồm cả lỗi tác nghiệp, sự cố hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán).

4. Được quyền thu phí khi cung ứng các dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các quyền khác theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 19. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

1. Thông báo và hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán mà mình cung cấp; trả lời hoặc xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu nại của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán trong phạm vi nghĩa vụ và quyền hạn của mình.

2. Thực hiện giao dịch thanh toán kịp thời, an toàn, chính xác theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán; niêm yết công khai phí dịch vụ thanh toán.

3. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm điều chỉnh kịp thời nhầm lẫn, sai sót của giao dịch thanh toán trong trường hợp thực hiện không đúng yêu cầu theo lệnh thanh toán của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán; có trách nhiệm phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có liên quan để thu hồi số tiền chuyển nhầm, chuyển thừa khi thực hiện các giao dịch thanh toán theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và về đảm bảo an toàn, bảo mật, quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ban hành các cơ chế quản lý rủi ro: nhận diện các rủi ro, phân nhóm các loại rủi ro xảy ra đối với từng loại hình dịch vụ cung ứng, bảo mật và bảo đảm tính toàn vẹn, chính xác của thông tin dữ liệu liên quan đến các giao dịch, có biện pháp đánh giá, kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

5. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ thông báo, cảnh báo để khách hàng nhận biết và phòng tránh những rủi ro khi sử dụng dịch vụ thanh toán và tuân thủ đúng nội dung tại văn bản thỏa thuận đã ký kết với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; hướng dẫn tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán về nghĩa vụ tự bảo mật thông tin tài khoản, các yếu tố định danh khác và các phương tiện điện tử dùng trong thanh toán, tránh bị lợi dụng, lừa đảo, gian lận.

6. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện những biện pháp nhận biết khách hàng; kiểm soát, phát hiện, báo cáo giao dịch có giá trị lớn, giao dịch chuyển tiền điện tử, giao dịch đáng ngờ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật phòng chống, rửa tiền và các quy định pháp luật khác có liên quan.

7. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình theo quy định của pháp luật.

8. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm áp dụng các biện pháp, giải pháp đảm bảo kiểm tra, đối chiếu khớp đúng thông tin xác minh khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch thanh toán.

9. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán căn cứ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan để ban hành quy trình nội bộ về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại đơn vị mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quy trình nội bộ của đơn vị mình.

10. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đơn vị chấp nhận thanh toán, tổ chức quốc tế

1. Khi cung ứng dịch vụ thanh toán có sự hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có thỏa thuận bằng văn bản hoặc hợp đồng hợp tác với các bên tham gia, trong đó quy định rõ nghĩa vụ cam kết của các bên về việc bảo mật thông tin khách hàng, giao dịch thanh toán và chịu trách nhiệm đối với những tổn thất do làm lộ thông tin khách hàng, giao dịch.

2. Ngân hàng chỉ được ký kết hợp đồng hợp tác với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện dịch vụ thanh toán phù hợp với phạm vi dịch vụ được cấp phép, đồng thời phải phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong việc kiểm tra, đối soát dữ liệu, xác thực giao dịch, thông tin khách hàng, thực hiện các biện pháp bảo mật trong thanh toán và các nghĩa vụ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về dịch vụ trung gian thanh toán.

3. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đối với ĐVCNTT:

a) Có hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản với ĐVCNTT, trong đó phải quy định cụ thể các nội dung: quyền và trách nhiệm của các bên; quy định rõ việc ĐVCNTT phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ cung ứng và cam kết không thực hiện các giao dịch bị cấm theo quy định của pháp luật; yêu cầu ĐVCNTT cam kết không được thu thêm các loại phí đối với khách hàng khi thanh toán thông qua dịch vụ thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào; việc xử lý dữ liệu cá nhân của khách hàng hoặc dữ liệu cá nhân do khách hàng cung cấp, việc cung cấp thông tin cho bên thứ ba nhằm phục vụ việc nhận biết ĐVCNTT; các trường hợp chấm dứt hợp đồng;

b) Hướng dẫn ĐVCNTT sử dụng quy trình thủ tục thanh toán, sử dụng các phương tiện thanh toán, biện pháp phát hiện gian lận, giả mạo và yêu cầu bảo mật thông tin tài khoản, giao dịch của khách hàng trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

c) Thực hiện quy định nội bộ về quy trình, thủ tục nhận biết, xác minh ĐVCNTT đảm bảo tính chính xác, xác thực và cập nhật thường xuyên thông tin về dữ liệu của ĐVCNTT:

(i) Phân loại tính chất, mô hình kinh doanh, giấy tờ chứng minh loại hình doanh nghiệp/hộ kinh doanh; tuân thủ quy trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán hoặc bất kỳ phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt dùng chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ tuân thủ quy định về phòng chống, rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;

(ii) Kiểm tra thực tế điểm kinh doanh hoặc kiểm tra qua kênh bán hàng trực tuyến để kiểm tra tính phù hợp của giấy tờ chứng minh loại hình kinh doanh;

(iii) Xây dựng các tiêu chí lựa chọn phát triển ĐVCNTT;

d) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải ban hành các cơ chế quản lý nhận diện các rủi ro, phân nhóm các loại rủi ro xảy ra đối với từng loại hình dịch vụ thanh toán thực hiện qua ĐVCNTT; đánh giá, phân loại các ĐVCNTT theo mức độ rủi ro; thường xuyên theo dõi, giám sát và có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động của ĐVCNTT trong quá trình thực hiện hợp đồng/văn bản đã ký kết nhằm phát hiện và giải quyết hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về hoạt động thanh toán theo quy định của pháp luật; đối với ĐVCNTT có mức độ rủi ro cao phải có công cụ hoặc biện pháp để theo dõi, kiểm tra các giao dịch thanh toán của ĐVCNTT một cách đầy đủ và toàn diện bao gồm tăng tần suất kiểm tra thực tế hoặc kiểm tra qua kênh bán hàng trực tuyến;

đ) Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu tra soát, khiếu nại của ĐVCNTT;

e) Yêu cầu ĐVCNTT mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để nhận tiền thanh toán từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Yêu cầu ĐVCNTT cung cấp các hóa đơn, chứng từ giao dịch thanh toán tại ĐVCNTT theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc trong các trường hợp cần thiết nhằm kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của giao dịch thanh toán;

g) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin và tài liệu về các giao dịch thanh toán qua ĐVCNTT cho Ngân hàng Nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu;

h) Báo cáo danh sách các ĐVCNTT theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán báo cáo Ngân hàng Nhà nước thông tin về các ĐVCNTT có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng phương tiện điện tử theo hướng dẫn kỹ thuật kết nối của Ngân hàng Nhà nước.

Bộ tiêu chí nhận diện các ĐVCNTT có dấu hiệu nghi ngờ gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Bộ tiêu chí) trên cơ sở tham khảo các lý do nghi ngờ tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thường xuyên rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật Bộ tiêu chí dựa trên các tài liệu, thông tin, dữ liệu trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán và quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của ĐVCNTT trong quá trình thực hiện hợp đồng/văn bản đã ký kết.

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện báo cáo danh sách các ĐVCNTT có dấu hiệu gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật quy định tại điểm này bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

4. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cho phép tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện ký hợp đồng hoặc ký thỏa thuận bằng văn bản với ĐVCNTT, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với ĐVCNTT theo quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gửi thông báo cho Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Thanh toán) khi triển khai hợp tác với các tổ chức quốc tế (là tổ chức được thành lập ở nước ngoài) trong lĩnh vực thanh toán đảm bảo việc triển khai hợp tác tuân thủ theo giấy phép hoạt động được Ngân hàng Nhà nước cấp, quy định của pháp luật có liên quan và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 21. Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị chấp nhận thanh toán

1. ĐVCNTT phải thực hiện niêm yết công khai về việc không phân biệt giá hoặc thu thêm tiền, phụ phí đối với các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt so với thanh toán bằng tiền mặt. ĐVCNTT phải hoàn trả lại hoặc thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để hoàn trả lại cho khách hàng số tiền chênh lệch giá, phụ phí đã thu trái quy định.

2. ĐVCNTT có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tra soát, khiếu nại đối với những giao dịch có sai sót hoặc nghi ngờ có sai sót.

3. ĐVCNTT thường xuyên kiểm tra, giám sát các thiết bị, công cụ chấp nhận thanh toán (POS/mPOS/QR Code) của mình tại điểm chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ tránh việc sử dụng không đúng mục đích đã đăng ký và chịu trách nhiệm thiệt hại xảy ra do bị dán đè QR code không hợp lệ, hợp pháp khi khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 trừ quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Khoản 6 Điều 6 Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

3. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán rà soát các hợp đồng/thỏa thuận bằng văn bản hợp tác với ĐVCNTT đã ký trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành để sửa đổi bổ sung, thực hiện thu thập bổ sung tài liệu, thông tin, dữ liệu và cung cấp cho khách hàng phù hợp với quy định tại Điều 20 và Điều 21 Thông tư này để thực hiện, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2024. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải chấm dứt cung ứng dịch vụ đối với các hợp đồng/thỏa thuận bằng văn bản với ĐVCNTT chưa thực hiện rà soát, cung cấp đầy đủ theo quy định tại Thông tư này.

4. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; Thông tư số 38/2019/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích; bãi bỏ Điều 3 của Thông tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán.

Điều 23. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Thanh toán

a) Có trách nhiệm theo dõi và phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư này;

b) Làm đầu mối, phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục Công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định tại Thông tư này và xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền, thông báo cho Vụ Thanh toán để theo dõi;

b) Thực hiện thanh tra hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật, xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền và thông báo kết quả cho Vụ Thanh toán, các đơn vị có liên quan.

3. Chánh Văn phòng, Vụ Trưởng Vụ Thanh toán, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Như khoản 3, Điều 23;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ TT (5b).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Phạm Tiến Dũng

PHỤ LỤC SỐ 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt)

NGÂN HÀNG…………..

BẢN ĐĂNG KÝ DANH SÁCH CÁN BỘ ĐƯỢC ỦY QUYỀN THỰC HIỆN GIAO DỊCH TIỀN MẶT VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh ……..……………….

Ngân hàng ………………………………………..Giấy phép số ………………………..

Địa chỉ giao dịch: ……………………………Điện thoại giao dịch:……………………….

Tên tài khoản thanh toán:………………………………………………………………….

Số tài khoản thanh toán: …………………………….. tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

Đăng ký danh sách và mẫu chữ ký của các cán bộ được ủy quyền thực hiện giao dịch nộp, rút tiền mặt và vận chuyển tiền mặt qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh…………………….. như sau:

STT

Cán bộ được ủy quyền

Mẫu chữ ký thứ nhất

Mẫu chữ ký thứ hai

1

Họ và tên:……………………………..

Chức vụ:………………………………

Tại đơn vị:……………………………

Số định danh cá nhân (đối với thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân)/số CMND/số Hộ chiếu (còn hiệu lực):

Ngày cấp: ………………………………

Có giá trị đến:………………………….

Nơi cấp:………………………………..

Số điện thoại…………………………….

Văn bản ủy quyền số....ngày…………..

Thời hạn ủy quyền:……………………….

2

Họ và tên:……………………………….

Chức vụ:…………………………………

Tại đơn vị:………………………………..

Số định danh cá nhân (đối với thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân)/số CMND/số Hộ chiếu (còn hiệu lực):…………………………………….

Ngày cấp:………………………………..

Có giá trị đến:……………………………

Nơi cấp:………………………………….

Số điện thoại…………………………….

Văn bản ủy quyền số……ngày…………

Thời hạn ủy quyền:………………………

3

….

Nơi gửi:
- Như trên;
- Lưu:
Đính kèm:
- Các văn bản ủy quyền.

………. ngày…..tháng…..năm…..
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

XÁC NHẬN CỦA NHNN CHI NHÁNH
(ghi rõ nhận đủ hồ sơ đăng ký của TCTD)

………. ngày…..tháng…..năm…..
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH NHNN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt)

ĐƠN VỊ BÁO CÁO
----------

……….., ngày…..tháng…..năm…..

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NỘP, RÚT TIỀN MẶT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC QUA HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG NĂM……..

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

I. Số liệu:

TT

Tên Chi nhánh TCTD

GIAO DỊCH NỘP TIỀN MẶT

GIAO DỊCH RÚT TIỀN MẶT

Giao dịch thành công

Giao dịch phải tra soát

Giao dịch không thành công

Giao dịch thành công

Giao dịch phải tra soát

Giao dịch không thành công

Số lượng giao dịch (món)

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Số lượng giao dịch (món)

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Lý do

Số lượng giao dịch (món)

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Lý do

Số lượng giao dịch (món)

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Số lượng giao dịch (món)

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Lý do

Số lượng giao dịch (món)

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Lý do

1

………………….

2

…………………..

II. Đánh giá kết quả thực hiện:

1. Thuận lợi và khó khăn

2. Đề xuất, kiến nghị

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH NHNN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn lập báo cáo:

- Kỳ báo cáo: Từ 01/01-31/12 của năm báo cáo.

- Đơn vị lập báo cáo: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.

- Nơi nhận báo cáo: Vụ Thanh toán, Cục Phát hành và Kho quỹ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Thời gian gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 10/01 của năm tiếp theo năm báo cáo. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo trùng với ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó.

PHỤ LỤC SỐ 03

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt)

ĐƠN VỊ BÁO CÁO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

….., ngày ….. tháng ….. năm ……

BÁO CÁO

VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN

Kỳ (Quý/Năm)…

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán)

I. Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng mà tổ chức cung cấp

(Báo cáo chi tiết từng loại hình dịch vụ được cung cấp)

1. Loại hình dịch vụ cung cấp, thời điểm bắt đầu thực hiện

2. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ (tính đến cuối kỳ báo cáo), địa điểm giao dịch.

3. Giao dịch thanh toán được thực hiện qua từng dịch vụ thanh toán (phát sinh trong kỳ báo cáo):

Tổng số lượng giao dịch, bình quân ngày/tháng

Tổng giá trị giao dịch, bình quân ngày/tháng

Tổng giá trị phí dịch vụ thu được từ từng dịch vụ thanh toán.

4. Ngoài ra, đối với dịch vụ thu hộ, chi hộ cung cấp thêm danh sách các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ ký kết hợp đồng/văn bản thỏa thuận thu hộ, chi hộ với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, nêu cụ thể loại hình dịch vụ thu hộ, chi hộ.

5. Liệt kê chi tiết các loại phí quy định liên quan đến dịch vụ thanh toán cung ứng. Khi có sự thay đổi trong biểu phí cần báo cáo và gửi về Ngân hàng Nhà nước để theo dõi và quản lý.

II. Khó khăn, vướng mắc

III. Đề xuất, kiến nghị

Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)

Kiểm soát
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người đại diện hợp pháp
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 04

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt)

ĐƠN VỊ BÁO CÁO

DANH SÁCH ĐVCNTT NGHI NGỜ GIAN LẬN, GIẢ MẠO, VI PHẠM PHÁP LUẬT

………, ngày…..tháng…..năm…..

STT

Số định danh ĐVCNTT

Tên ĐVCNTT

Loại hình kinh doanh đăng ký

Mã định danh điện tử của tổ chức/Mã số thuế (nếu có)

Địa chỉ

Điện thoại

Số tài khoản

Loại tài khoản

Trạng thái tài khoản

Lý do nghi ngờ

Tổ chức/doanh nghiệp

Hộ kinh doanh/cá nhân

Loại giấy tờ tùy thân

Mã số Doanh nghiệp

Số giấy tờ tùy thân (người đại diện hợp pháp)

Số giấy tờ tùy thân

- Ngày cấp:...

- Có giá trị đến:....

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

1

2

....

Ghi chú:

- Thời gian gửi báo cáo: Trước ngày 10 hàng tháng.

- Cách thức gửi báo cáo: Cung cấp thông qua Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý, giám sát và phòng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SIMO).

Hướng dẫn lập bảng:

- Tại Cột 4: Ghi rõ Loại giấy tờ tùy thân bằng số (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) tương ứng như sau: 1. Thẻ căn cước công dân; 2. Thẻ căn cước; 3. Chứng minh nhân dân; 4. Hộ chiếu; 5. Giấy chứng nhận căn cước; 6. Tài khoản định danh và xác thực điện tử; 7. Giấy tờ khác.

- Tại Cột 10: Ghi rõ loại tài khoản bằng số (1, 2) tương ứng như sau: 1. Tài khoản của tổ chức; 2. Tài khoản của cá nhân.

- Tại Cột 12: Ghi rõ trạng thái tài khoản bằng số (1, 2, 3, 4) tương ứng theo nội dung dưới đây: 1. Tạm ngừng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử; 2. Tạm khóa; 3. Phong tỏa; 4. Đã đóng.

- Tại Cột 13: Ghi rõ một hoặc nhiều lý do bằng số (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8) tương ứng như sau:

1. Thông tin trong hồ sơ, giấy tờ của ĐVCNTT không trùng khớp với thông tin của ĐVCNTT đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp/dân cư. Nghi ngờ tính hợp pháp, hợp lệ của giấy tờ, tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hồ sơ cung cấp cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi ký kết hợp đồng hợp tác.

2. ĐVCNTT nằm trong danh sách vi phạm về trốn thuế, lừa đảo, kinh doanh ngành nghề không đúng ngành nghề đăng ký.

3. Có cơ sở nghi ngờ thực hiện giao dịch thanh toán khống (không phát sinh mua, bán hàng hóa, dịch vụ).

4. Số lượng, giá trị, tần suất giao dịch thanh toán không phù hợp với thông tin nhận biết về loại hình kinh doanh của ĐVCNTT.

5. TKTT của ĐVCNTT nhận tiền có nội dung lệnh chuyển tiền chứa các ký tự, thuật ngữ như: chuyển tiền cho Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Thanh tra, giao thông, chuyển tiền phục vụ công tác điều tra, ...

6. Mã định danh của thiết bị di động (device ID), địa chỉ IP được sử dụng để cài đặt ứng dụng ngân hàng (Mobile Banking App) hoặc thiết bị chấp nhận thanh toán bị thay đổi.

7. ĐVCNTT thuộc danh sách cảnh báo của NHNN, Cơ quan Công an hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.

8. Dấu hiệu khác: ghi chú rõ nội dung cụ thể (footnote) đối với thông tin này.

NGƯỜI LẬP BẢNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA NGÂN HÀNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Số điện thoại liên hệ:

Bộ phận:

STATE BANK OF VIETNAM
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 15/2024/TT-NHNN

Hanoi, June 28 of 2024

 

CIRCULAR

ON PROVISION OF CASHLESS PAYMENT SERVICES

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16 of 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated January 18 of 2024;

Pursuant to the Law on Post dated June 17 of 2010;

Pursuant to the Law on Electronic Transactions dated June 22 of 2023;

Pursuant to Decree No. 52/2024/ND-CP dated May 15 of 2024 of the Government on cashless payment;

Pursuant to Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12 of 2022 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Governor of State Bank of Vietnam promulgates Circular on provision of cashless payment services.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular prescribes the provision of domestic cashless payment services (hereinafter referred to as “payment services”) of payment service providers, including: direct credit, direct debit, wire transfer, collections-on-behalf-of, and payments-on-behalf-of.

Article 2. Regulated entities

1. Payment service providers include:

a) State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”);

b) Commercial banks, policy banks, cooperatives, foreign bank branches (hereinafter referred to as “banks”);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Public postal service providers.

2. Payment intermediary service providers.

3. Organizations and individuals related to the provision of payment services.

4. Entities accepting the payment.

5. Organizations and individuals using payment services (hereinafter referred to as “customers”).

Article 3. Definitions

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. “Payment document” refers to a type of banking and accounting document which serves as the basis for execution of payment services. Payment documents include physical documents and electronic documents.

2. “Payment services executed via electronic means” (hereinafter referred to as “electronic payment services”) refers to the production, submission, and processing of payment orders via electronic means.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. “Direct debit service” refers to a service where a bank, at request of the payee, debits checking account of the payer and transfers to the payee on the basis of written agreement pertaining to direct debit between the payer and the payee.

5. “Collections-on-behalf-of service” (hereinafter referred to as “COBO service”) refers to a service where a payment service provider, in execution of trust of the payee, collects payment made by the payer in accordance with written agreement between the payment service provider and the payee. COBO service consists of service of collecting-on-behalf via customer’s checking account and service of collecting-on-behalf outside of customer’s checking account.

6. “Payments-on-behalf-of service” (hereinafter referred to as “POBO service”) refers to a service where a payment service provider, in execution of trust of the payer, represents the payer to pay the payee on the basis of written agreement between the payment service provider and the payer. POBO service consists of service of paying-on-behalf via customer’s checking account and service of paying-on-behalf outside of customer’s checking account.

7. “Wire transfer service” refers to a service where payment service provider, at request of the payer, transfers a specified amount of money to the payee. The payee can also be the payer. Wire transfer service consists of service of transferring via checking account and service of transferring outside of checking account.

8. “Entities accepting cashless payment” refers to goods and service providers that accept payment for goods and services other than cash according to Clause 10 Article 3 of Decree No. 52/2024/ND-CP on cashless payment under contract or agreement signed with payment service providers and payment intermediary service providers.

9. “QR Code payment” refers to the use of QR Code for payment and wire transfer of organizations and individuals.

10. “Personal document” consists of citizen ID Card, ID card, certificate of ID Card, valid 9-digit ID Card, electronic ID Card (if customer has level 2 electronic identification account); passport and entry visa or visa-equivalent documents or documents proving eligibility for visa exemption in case of foreigner; or electronic identification (by accessing level 2 electronic identification account) (if any).

Article 4. Payment document

1. The preparation, signing, control, circulation, management, use, and preservation of payment documents must conform to accounting and e-transaction laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Payment documents for payments made via banks, people’s credit funds, microfinance organizations, and public postal service providers shall have their format, forms, printing, distribution, and instructions regulated by respective banks, people’s credit funds, microfinance organizations, and public postal service providers in a manner that adheres to payment procedures of each service type under this Circular and relevant law provisions.

4. Documents on direct debit, direct credit, and wire transfer are also payment documents.

5. Information and data of electronic documents must be adequately controlled so as to maintain legitimacy, adequacy, and integrity of information. At the same time, documents must be controlled and managed privately so as to prevent illegal exploitation, access, duplication of information.

Article 5. Electronic payment services

Payment service provider must, in order to provide electronic payment services, meet requirements below:

1. Comply with regulations on preparation, processing, use, preservation, and storage of electronic documents in accordance with e-transaction laws.

2. Develop payment procedures which require all necessary information for inspection, cross-examination for know-your-customer; satisfy technical infrastructures; manage risk, safety, and security of electronic payment services in accordance with regulations of Governor of SBV and e-transaction laws.

3. Enter into written agreement with customers and relevant parties at their discretion which specifies rights and obligations of the parties and settlement of disputes (if any) as per the law.

4. Inform customer about proof of electronic payment via electronic means, which at least includes transaction reference number, date of transaction, and transaction amount. At least SMS, email, or other channels must be used as notification channel and such use must be specified under written agreement with customer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 6. Procedures for rectifying errors and handling error adjustment, reconciliation, and complaint request in payment and payment intermediary services

1. Where errors are found in wire transfer or in wire transfer data, the parties must adjust as per the law and ensure accurate and consistent data so that wire transfer activity is not affected or damage is not done to payment service providers, payment intermediary service providers and/or customers. Adjustment of error in wire transfer must respect the following principles:

a) Closely adhere to regulations and methods for error adjustment in accounting and wire transfer: make adjustment to the stage at which error occurs; do not correct data, adjust error without permission;

b) Organizations and individuals that cause errors or violate regulations and methods for error adjustment shall be met with punitive actions and made to compensate for damage that they have caused to relevant parties as per the law depending on the nature and severity of the violation.

2. Payment service providers and payment intermediary service providers shall set the time limit in which customers have the right to submit request for reconciliation and complaint to payment service providers and payment intermediary service providers. The aforementioned time limit must be at least 60 days from the date on which transaction for which reconciliation request is made occurs.

3. Payment service providers and payment intermediary service providers are responsible for processing request for reconciliation and complaint of customers in a manner that satisfying regulations below:

a) Adopt at least 2 methods for receiving request for reconciliation and complaints via hotline (recorded, and active 24 hours per day and 7 days per week) and via legitimate trading locations of payment service providers and payment intermediary service providers; verify basic information that the customers have provided to payment service providers and payment intermediary service providers;

b) Promulgate request forms for reconciliation and complaint (physical and electronic forms) for use by customers upon requesting reconciliation and complaint at transaction locations of payment service providers and payment intermediary service providers or online channels. Where information is received via hotline or online channels, payment service providers and payment intermediary service providers shall request customers to provide other necessary information to verify customers and implement solutions for storing customer information to facilitate reconciliation and complaint settlement. Where customers authorize other individuals to request reconciliation and complaint, the authorization shall conform to authorization laws;

c) Payment service providers and payment intermediary service providers are responsible for responding or handling complaints of customers within a set time limit up to 30 working days from the date on which complaint request is filed by customers in accordance with Point a of this Clause;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Handling reconciliation and dispute settlement results:

a) Within 5 working days from the date on which results of reconciliation and dispute settlement are sent to customers, payment service providers and payment intermediary service providers shall reimburse customers for losses where the customers are not at fault and/or not force majeure do not apply according to service terms and conditions agreement as per agreement and applicable laws;

b) Where the cause cannot be identified or fault cannot be attributed to any party within the time limit under Clause 3 of this Article, within the next 15 working days, payment service providers and payment intermediary service providers shall negotiate with customers about possible solutions. Where a solution cannot be agreed upon by the parties, settlement of dispute shall be implemented in a manner compliant with regulations and law.

5. Where the case exhibits signs of criminal activities, payment service providers and payment intermediary service providers must report to competent authority according to criminal proceeding laws and SBV (Payment Department, SBV branches of provinces and cities) and inform customers in writing about status of reconciliation and dispute settlement request. Where competent authority concludes that the case does not contain criminal elements, within 15 working days from the date on which conclusion of competent authority is made, payment service providers and payment intermediary service providers shall negotiate with customers about methods for processing reconciliation and dispute settlement results.

6. Payment service providers and payment intermediary service providers must adopt solutions to allow customers to look up information, progress, and results of reconciliation and dispute settlement request.

7. Cooperation in reconciliation between payment service providers:

Payment service providers are responsible for cooperating in promptly processing request for reconciliation in settlement of direct credit, direct debit: within 4 working days from the date on which request for reconciliation is received, the requested party must respond to reconciliation request or results or reverse payment order containing information requested for reconciliation.

Chapter II

PAYMENT SERVICES VIA PAYMENT SERVICE PROVIDERS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Individual payment services via checking accounts opened at SBV

1. Organizations opening checking accounts at SBV (“the payers”) shall send payment documents to SBV to request SBV to debit their accounts and pay the payees whose accounts are opened at the same SBV entities or to request SBV to transfer money to the payees via appropriate payment systems. Payment procedures are detailed below:

a) Preparing and sending documents

In respect of payments made by the payer: the payer shall prepare and submit payment documents (direct credit documents, other appropriate payment documents) to SBV where they open checking account to debit their checking account and transfer to the payee.

b) Processing documents and recording payment

Upon receiving payment documents sent by the payer, SBV shall examine legitimacy of the documents and solvency of the payer.

(i) Where the documents are not legitimate or adequate or the payer do not have sufficient solvency, SBV shall deny payment and inform the payer.

(ii) Where the documents are legitimate and adequate and the payer have sufficient solvency, SBV shall record the payment and:

Where the payer and the payee both open accounts at the same entity of SBV, SBV shall debit checking account of the payer, credit checking account of the payee and send notice of debit, notice of credit to the payer and the payee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Upon receiving incoming transfer order, SBV shall examine and process documents in accordance with regulations of payment system, then record payment to checking account of the payee (or appropriate account of the payee if the payee does not open checking account at SBV) and send notice of credit to the payee.

2. Organizations opening checking accounts at SBV shall deposit, withdraw cash via checking accounts opened at entities of SBV via payment facilities. Where a credit institution of foreign bank branch (hereinafter referred to as “credit institution”) that is a member of the Inter - bank Electronic Payment System deposits or withdraws cash at SBV branch of province or city via the Inter - bank Electronic Payment System, the procedures for implementation are as follows:

a) The credit institution shall send list of officials authorized to conduct cash transactions with SBV of provinces and cities and written authorization produced by each official and signed by legal representative of the credit institution (Appendix No. 1 attached hereto) to SBV of provinces and cities. The written authorization must specify information on the authorized individual, term of authorization, detail of authorization pertaining to cash transactions and transport.

b) Cash withdrawal at SBV branches of provinces and cities:

(i) The credit institution produces transfer order via the Inter - bank Electronic Payment System to debit checking account of headquarters of the credit institution at Central Banking Department of SBV and sends to receiving bank that is SBV branch of province or city where branch of the credit institution wishes to withdraw cash. Credit institution branch assigns representative authorized to conduct cash transactions to SBV branch of province or city to receive cash.

(ii) SBV branch of province or city examines and cross-check information of official authorized to conduct cash transactions of the credit institution branch, produces payment note, and issues money to credit institution branch in accordance with regulations on accounting cash delivery, transport, issuance, revocation, and destruction at SBV. Where transfer order is received after the period designated for cash transactions at SBV branch of province or city, cash withdrawal procedures will be proceeded on the next working day.

c) Cash deposit at SBV branches of provinces and cities: credit institution branch submits deposit order regulated under regulations on accounting cash delivery, transport, issuance, revocation, and destruction at SBV at which point SBV branch of province or city produces transfer order via Inter - bank Electronic Payment System and transfers money to checking account of headquarters of credit institution opened at Central Banking Department of SBV. Where SBV branch of province or city initiates cash deposit procedures from credit institution branch after the time limit for sending payment order of the Inter - bank Electronic Payment System has expired, SBV branch of province or city shall send transfer order via the Inter - bank Electronic Payment System to headquarters of credit institution on the next working day.

d) On a monthly basis, SBV branch of provinces and cities determine fees to be collected from local credit institution branches (cash withdrawal fees, individual transaction fees) and produce debit transfer orders via the Inter - bank Electronic Payment System to headquarters of credit institutions in order to collect fees in accordance with regulations of SBV. Where credit institutions deposit or withdraw cash via checking accounts opened at SBV branches of provinces and cities, fees shall conform to regulations of SBV.

dd) On an annual basis, SBV branches of provinces and cities shall consolidate and produce report on cash deposit and withdrawal via the Inter - bank Electronic Payment System (Appendix No. 2 attached hereto) to SBV.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 8. Direct credit service

Banks providing direct credit service must ensure rapid, accurate, safe, secure, and legitimate procedures; promulgate internal regulations which must contain the followings:

1. Producing and sending direct credit documents

The payer produces and sends direct credit document to the bank where they open their checking account to debit their account to pay or transfer to the payee. The bank shall guide the payer to produce and send direct credit documents at their bank in a manner compliant with this Circular and applicable regulations of SBV.

2. Controlling direct credit documents

a) Upon receiving direct credit documents, the bank must closely inspect legitimacy and adequacy of the documents.

b) The bank must then examine solvency. Where direct credit documents are inadequate or illegitimate or solvency is not guaranteed, the bank shall inform the payer to revise or return the documents to the payer.

3. Processing documents and recording payment

a) At bank serving the payer (hereinafter referred to as “payer’s bank”):

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(i) Where the payee and the payer have checking account opened at the same bank, within 1 working day from the date on which direct credit documents are sent (unless otherwise agreed upon), the back shall record payment to checking account of the payer and the payee and send notice of debit to the payer, notice of credit to the payee.

(ii) Where the payee does not have checking account opened at the payer’s bank, within 1 working day from the date on which direct credit documents are sent (unless otherwise agreed upon), the bank shall record payment to checking account of the payer, send notice of debit to the payer and produce transfer order to bank serving the payee in accordance with appropriate payment system.

b) At bank serving the payee (hereinafter referred to as “payee’s bank”):

Upon receiving transfer order sent by the payer’s bank, the payee’s bank shall examine the documents and:

(i) Where transfer order is legitimate and adequate, within 1 working day from the date on which transfer order is received, the payee’s bank must record the payment to checking account of the payee and send notice of credit to the payee.

(ii) Where transfer order is erroneous, within 1 working day from the date on which transfer order is received, the payee’s bank shall send request for reconciliation or return transfer order to the payer’s bank. Upon receiving response regarding reconciliation, within 1 working day, the payee’s bank shall execute transfer order or reverse transfer order to the payer’s bank.

(iii) Where account of the payee is closed, within 1 working day from the date on which transfer order is received, the payee’s bank shall reverse the transfer order to the payer’s bank (or according to agreement with the payer).

(iv) Where the payee does not have checking account opened at a bank:

Upon receiving transfer order, within 1 working day, the bank shall examine documents, record payment to appropriate account, and inform the payee using contact information provided by the payer. Where the payee receives cash:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Within 30 days from the date on which notice of credit is sent to the payee in accordance with Clause 4 of this Article, where the payee fails to arrives at the bank to receive money after being informed by the bank or the bank cannot contact the payee, the bank must immediately produce transfer order to return the money to the payer’s bank.

4. Bank shall send notice of debit and notice of credit in an adequate and timely fashion to customers in accordance with law-compliant agreement between the bank and customers.

Article 9. Direct debit service

Banks providing direct debit service must ensure rapid, accurate, safe, secure, and legitimate procedures; promulgate internal regulations which must contain the followings:

1. Producing and sending direct debit documents

The payee sends direct debit documents and attach written agreement between the payer and the payee regarding direct debit and other documents (if any) to the payee’s bank or the payer’s bank. The bank guides customers to produce and send documents in a manner compliant with this Circular and applicable regulations of SBV.

2. Controlling direct debit

a) At the payee’s bank: Upon receiving direct debit documents and attachments, the bank must closely examine legitimacy and adequacy of direct debit documents in accordance with regulations on banking accounting documents. Where direct debit documents are inadequate or illegitimate, the bank shall request the payee to revise or return to the payee.

b) At the payer’s bank: Upon receiving direct debit documents, the bank must closely examine legitimacy, adequacy, and solvency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Processing documents and recording payment

a) Where the payer opens checking account at the payee’s bank:

After controlling direct debit documents, the bank shall examine payment agreement via direct debit between the payer and the payee and:

(i) Where the payer has authorized the bank to automatically debit their checking account to settle the direct debit:

Where the payer has sufficient solvency, within 1 working day from the date on which direct debit documents are received, the bank must record the payment to checking account of the payer, the payee and send notice of credit to the payee, notice of debit to the payer.

Where the payer does not possess sufficient solvency, within 1 working day from the date on which direct debit documents are received, the bank must inform the payer and the payee, return the direct debit documents to the payee (where the payee requests) or keep direct debit documents until the payer possesses sufficient solvency. Where the payer has sufficient solvency, the bank must record payment to checking accounts of the payer and the payee and send notice of debit to the payer, notice of credit to the payee.

(ii) Where the payer has not authorized their bank to automatically debit their checking account to settle direct debit, the bank must inform the payer about direct debit.

Where the payer has approved and authorized debiting their checking account, within 1 working day from the date on which authorization made by the payer is received, the bank shall record payment to checking accounts of the payer, the payee and send notice of debit to the payer, notice of credit to the payee.

Where the payer does not approve debiting authorization, the bank must immediately inform and return direct debit documents to the payee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Where the payer does not have checking account opened at the payee’s bank:

(i) After inspecting legitimacy of direct debit documents, the payee’s bank shall monitor processed documents accordingly and, within 1 working day from the date on which they receive direct debit documents, send to the payer’s bank.

(ii) After receiving direct debit documents and attachments (if any) from the payee’s bank or the payee and inspecting legitimacy of direct debit documents, the payer’s bank shall inspect agreement on authorization for debiting of checking account and record the payment to checking account of the payer in the same process as if the payer has checking account opened at the payee’s bank and send transfer order to the payee’s bank via appropriate payment system.

(iii) Within 1 working day from the date on which the payee’s bank receives transfer order from the payer’s bank, the payee’s bank shall rely on the transfer order to record payment in appropriate account and send notice of credit to the payee.

4. Bank shall send notice of debit and notice of credit in an adequate and timely fashion to customers in accordance with law-compliant agreement between the bank and customers.

Article 10. COBO service

1. The beneficiary must provide payment service provider with necessary documents to enable the payment service provider to execute COBO service in accordance with written agreement between the payment service provider and the beneficiary and relevant law provisions.

2. Where payment service provider provides COBO service together with payment intermediary service provider that is licensed to provide COBO, POBO services by SBV, written agreement may contain clauses authorizing payment intermediary service provider to enter into agreement with the beneficiary.

3. Payment service provider shall promulgate internal regulations regarding law-compliant execution of COBO service which specify responsibilities and rights of relevant parties in a manner that ensures safety and coherence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. In respect of POBO service, payment service provider shall adhere to request of the payer under written agreement between payment service provider and the payer and relevant law provisions.

2. Where payment service provider provides POBO service together with payment intermediary service provider that is licensed to provide COBO, POBO services by SBV, written agreement may contain clauses authorizing payment intermediary service provider to enter into agreement with the payer.

3. Payment service provider shall promulgate internal regulations regarding law-compliant execution of POBO service which specify responsibilities and rights of relevant parties in a manner that ensures safety and coherence.

Article 12. Transfer service

1. Procedures for transferring via checking accounts of customers are similar to that for settling direct credit service.

2. Procedures for transferring outside of checking accounts of customers:

Banks providing transfer service must ensure quick, coherent, accurate, safe, secure, and law-compliant processing; promulgate internal regulations which must contain:

a) Producing and controlling documents:

(i) Where a customer wishes to deposit cash for the bank to transfer to a beneficiary, the bank shall guide the customer to fill a cash transfer form in accordance with regulations of the bank, including all necessary information of the sender and the beneficiary: full name, number of personal documents, phone number, signature (of the sender) and other information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(iii) After receiving cash deposit form of the sender, the bank shall examine the documents and money deposited by the sender and transfer as per the law.

b) Processing documents and recording payment:

(i) At bank serving the sender (hereinafter referred to as “sender’s bank”): After inspecting legitimacy and adequacy of documents:

Where the beneficiary has checking account opened at the sender’s bank: within 1 working day from the date on which the sender finishes deposit procedures, the bank shall record the payment to appropriate account of the sender and send notice of credit to the beneficiary.

Where the beneficiary has checking account opens at another bank: within 1 working day from the date on which the sender finishes deposit procedures, the bank shall record payment to appropriate account and send transfer order to bank serving the beneficiary via appropriate payment system.

(ii) At bank serving the beneficiary (hereinafter referred to as “beneficiary’s bank”):

After receiving transfer order, the beneficiary’s bank shall inspect the documents and:

Where transfer order is legitimate and adequate, within 1 working day from the date on which transfer order is received, the beneficiary’s bank must record the payment to checking account of the beneficiary and send notice of credit to the beneficiary.

Where transfer order is erroneous, within 1 working day from the date on which transfer order is received, the beneficiary’s bank shall cooperate with the sender’s bank in reconciling as per the law. Upon receiving response regarding reconciliation, within 1 working day, the beneficiary’s bank shall execute transfer order or reverse transfer order to the sender’s bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Where the beneficiary does not have checking account: within 1 working day from the date on which transfer order is received, the bank shall inspect documents, record payment to appropriate account, and notify the beneficiary using contact information provided by the sender.

Where the beneficiary wishes to receive cash: If the beneficiary is a person, the beneficiary must present personal documents upon receiving cash. If the beneficiary is an authorized individual, the beneficiary must present written authorization. If the beneficiary is a representative of an organization, the beneficiary, in addition to their personal documents, must present documents proving their status as legitimate representative of the organization upon receiving cash. The bank shall examine, cross-check, authenticate information and KYC data and store as per the law.

Within 30 days from the date on which notice of credit is sent to the beneficiary in accordance with Point c of this Clause, where the beneficiary fails to arrives at the bank to receive money after being informed by the bank or the bank cannot contact the beneficiary, the bank must immediately produce transfer order to return the money to the sender’s bank.

c) The bank shall promptly send notice of credit to beneficiary having checking account opened at their bank in accordance with methods and time agreed upon between the bank and customer as per the law.

Section 3. PAYMENT SERVICES VIA PEOPLE’S CREDIT FUNDS, MICROFINANCE ORGANIZATIONS, PUBLIC POSTAL SERVICE PROVIDERS

Article 13. Payment services via people’s credit funds and microfinance organizations

1. People’s credit funds provide payment services outside of checking accounts for members and customers of the people’s credit funds, including transfer service, COBO service, POBO service. Microfinance organizations provide payment services outside of checking account for customers of microfinance organizations, including transfer service, COBO service, POBO service.

2. People’s credit funds and microfinance organizations shall promulgate internal payment procedures for transfer, COBO, and POBO outside of checking accounts in a manner compliant with Article 10, Article 11, and Article 12 hereof.

Article 14. Payment services via public postal service providers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Public postal service providers entitled to issuing written approval must operate within the written approval.

Public postal service providers are not allowed to fabricate, edit, purchase, sell, transfer, lease, lend written approval; entrust, assign other organizations and individuals to execute activities licensed under written approval.

2. Procedures for transferring outside of checking accounts of customers:

a) Public postal service providers providing transfer service must ensure rapid, coherent, accurate, secure, and law-compliant service; promulgate internal regulations which must contain:

(i) Specific actions such as: producing, cross-examining, controlling, storing money transfer documents; processing money transfer order; error and handling error, reconciliation, complaint; recording payment according to applicable accounting regulations, adequately monitoring accounting logbooks;

(ii) Specific money transfer and receipt limit at service locations appropriate to facilities, technical infrastructures, and operating apparatus to maintain safety and compliance with the law during implementation;

(iii) Specific responsibilities of each department, individual in charge of management, operation, and execution of money transfer procedures, at least including: adequate compliance with payment procedures, payment transactions, regulations on safety ,security, responsibilities in cooperation in reconciliation, handling complaints, and compensating customers for damage that they cause;

(iv) Internal regulations on anti-money laundering in accordance with anti-money laundering laws;

(v) Other relevant regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(i) Upon receiving money transfer request, employees of public postal service providers are responsible for examining information on cash transfer form. If payment documents filed by the customers are legitimate and adequate and amount deposited by the customers match amount specified on transfer order, the employees shall sign the documents and adopt procedures for transferring money. Within 1 working day from the date on which adequate and legitimate payment documents are received, public postal service providers must process and transfer money for customers.

(ii) Upon receiving incoming transfer order, public postal service providers serving the beneficiaries must inspect legitimacy and adequacy of the documents, record the payment in appropriate accounts, and inform the beneficiaries to receive the money or deliver at address required by the sender as per agreement; public postal service providers shall examine, cross-check, verify KYC information and data and store as per the law.

(iii) Within 30 days from the date on which public postal service providers serving the beneficiaries receive incoming transfer order and informs the beneficiaries, where the beneficiaries fail to receive the money or cannot be contacted, public postal service providers serving the beneficiaries shall return the money to the sender.

3. COBO and POBO services

a) For the purpose of executing COBO service, the beneficiaries must provide public postal service providers with necessary relevant documents to enable public postal service providers to collect money on the beneficiaries’ behalf in accordance with written agreement between the public postal service providers and the beneficiaries and relevant law provisions;

b) For the purpose of executing POBO service, public postal service providers shall adhere to request of the payer under written agreement between the public postal service providers and the payer and relevant law provisions;

c) Public postal service providers shall promulgate internal regulations on COBO and POBO services compliant with relevant law provisions.

4. Reporting

a) Public postal service providers shall submit reports on service provision to SBV (via Payment Department) on a quarterly basis (before the 5th of the month following the reporting quarter) and annual basis (before January 15 of the year following the reporting year) under Appendix 3 attached hereto.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(i) At specific request of SBV for state management purposes;

(ii) In case of any irregularity or disruption to services that may affect operation of payment service providers or other relevant organizations and individuals.

Article 15. Procedures for approving, extending payment services outside of checking accounts of customers provided by public postal service providers

1. Procedures for approving

a) Within 10 working days from the date on which Payment Department receives adequate documents under Decree No. 52/2024/ND-CP dated May 15 of 2024 of the Government on cashless payments and amending documents (if any), Payment Department shall review and send written request for remarks to relevant bodies in SBV;

b) Within 15 working days from the date on which request sent by Payment Department are received:

(i) Information Technology Department shall review, evaluate, and send documents to Payment Department verifying requirements pertaining to technical aspects, technology solution, security and safety capability, technician staff to provide payment services outside of checking accounts of customers by public postal service providers as per the law.

(ii) Anti-money laundering authority shall review and send evaluation regarding internal regulations on anti-money laundering, anti-terrorism financing, and preventing financing of weapons of mass destruction to Payment Department in respect of payment services provide outside of checking accounts of customers by public postal service providers as per the law.

c) Within 30 working days from the date on which Payment Department receives responses from SBV entities, Payment Department shall consolidate the remarks, evaluate the documents, and request Governor of SBV to, in writing, approve or reject payment services provided outside of checking accounts by public postal service providers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Within 10 working days from the date on which Payment Department receives adequate documents under Decree No. 52/2024/ND-CP dated May 15 of 2024 of the Government on cashless payments and amending documents (if any), Payment Department shall review and send written request for remarks to relevant bodies in SBV;

b) Within 07 working days from the date on which request sent by Payment Department are received:

(i) Information Technology Department shall review, evaluate, and send documents to Payment Department verifying requirements pertaining to technical aspects, technology solution, security and safety capability, technician staff to provide payment services outside of checking accounts of customers by public postal service providers as per the law.

(ii) Anti-money laundering authority shall review and send evaluation regarding internal regulations on anti-money laundering, anti-terrorism financing, and preventing financing of weapons of mass destruction to Payment Department in respect of payment services provide outside of checking accounts of customers by public postal service providers as per the law.

c) Within 10 working days from the date on which Payment Department receives responses from SBV entities, Payment Department shall consolidate the remarks, evaluate the documents, and submit decision on extension or decision on rejection of extension of payment services provided outside of checking accounts by public postal service providers to Governor of SBV.

Chapter III

RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF PARTIES TO PAYMENT SERVICES

Article 16. Rights of organizations and individuals using payment services

Organizations and individuals using payment services have the right to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. negotiate with payment service providers about rights and obligations in use of payment services in accordance with regulations of the law.

3. request payment service providers to provide information on payment services in accordance with agreement with the payment service providers.

4. file complaints and request payment service providers at their service to compensate for damage when: payment service providers fail to execute payment transactions in a timely fashion as per agreement, fail to execute payment transactions or execute payment transactions that do not match payment orders, collect payment service fees that do not match fee rate or type previously publicly posted by payment service providers, or commit other violations as per agreement.

5. exercise other rights according to this Circular and relevant law provisions.

Article 17. Responsibilities of organizations and individuals using payment services

Organizations and individuals using payment services have the obligation to:

1. adequately comply with requirements and procedures of payment services according to this Circular and agreement between organizations and individuals using payment services and payment service providers as per the law.

2. reimburse or cooperate with payment service providers in reimbursing amounts received after payment service providers transfer by mistake (including human errors and system errors of payment service providers).

3. assume legal responsibility for accuracy and authenticity of information and payment documents that they provide.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. exercise other responsibility in accordance with this Circular and relevant law provisions.

Article 18. Rights of payment service providers

Payment service providers have the right to:

1. request organizations and individuals using payment services to provide all relevant information and exercise obligations as per agreement during use of payment services.

2. deny payment services provided to organizations and individuals using payment services when:

a) Organizations and individuals using payment services fail to satisfy all requirements for payment services according to this Circular or violate agreements between payment service providers and organizations, individuals using payment services;

b) Competent authority issue written request or proof proving that transactions serve money-laundering, terrorism financing, financing proliferation of weapons of mass destruction in accordance with anti-money laundering, anti-terrorism financing, prevention of proliferation of weapons of mass destruction laws are present;

c) The customers are named under lists of suspicion/blacklists/warning lists pertaining to transactions involved in fraud, money laundering, terrorism financing, financing proliferation of weapons of mass destruction, violations of competent authority.

3. request organizations and individuals using payment services to reimburse amounts received after payment service providers transfer by mistake (including human errors and system errors of payment service providers).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. exercise other rights according to this Circular and relevant law provisions.

Article 19. Responsibilities of payment service providers

Payment service providers have the responsibility to:

1. notify and guide customers using services that they provide; promptly respond or settle questions, complaints of organizations and individuals using payment services within their obligations and powers.

2. execute payment services in a timely, safe, and accurate fashion in accordance with agreement with organizations and individuals using payment services;

3. promptly rectify any error or mistake in payment transactions in case of failure to adequately adhere to payment orders of organizations and individuals using payment services; cooperate with relevant payment service providers in recovering amounts transferred by mistake as per the law.

4. adequately comply with regulations pertaining to e-transactions and safety, confidentiality, risk management assurance in banking operations. Promulgate risk management regulations: identifying risks, categorizing risks for each type of service, confidentiality, integrity and accuracy assurance for information and data related to transactions, solutions for evaluating, controlling, preventing risks, and complying with regulations and law.

5. inform and issue warning to enable customers to recognize and avoid risks during use of payment services and comply with written agreement signed with payment service providers; guide organizations and individuals using payment services to comply with obligations to protect account information, other identification factors, and electronic devices used for payment and avoid exploitation and fraud.

6. adopt customer identification measures; control, detect, and report transactions of high value, transfer of digital currency, and suspicious transactions to competent authority in accordance with anti-money laundering laws and other relevant law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. adopt measures and solutions to examine and match customer identification information during execution of payment services.

9. promulgate internal procedures for providing cashless payment services at their establishments based on this Circular and relevant law provisions and assume responsibility for their internal procedures.

10. exercise other responsibility in accordance with this Circular and relevant law provisions.

Article 20. Responsibilities of payment service providers in cooperation with payment intermediary service providers, payment accepting entities, international organizations

1. When providing payment services in cooperation with payment intermediary service providers, payment service providers must enter into written agreement or contract for cooperation with the parties which set obligations and commitments of the parties regarding maintaining confidentiality of customer, transaction information and responsibilities to losses caused by disclosure of customer, transaction information.

2. Banks may only enter into contracts with payment intermediary service providers that have been licensed by SBV to provide payment intermediary services within the license scope and must cooperate with payment intermediary service providers in examining, cross-checking data, authenticating transactions, customer information, adopting security measures in payment and in executing other obligations in accordance with regulations of SBV on payment intermediary services.

3. Responsibilities of payment service providers in respect of payment accepting entities:

a) Enter into written agreement or contract with payment accepting entities which must specify: rights and obligations of the parties; whether payment accepting entities must be responsible for legitimacy of goods and services provided and avoid all prohibited transactions as per the law; request payment accepting entities to not collect any additional fee from customers in any shape or form upon processing payment services; processing of private data of customers or private data provided by customers, provision of information for a third party for identification of payment accepting entities; cases of contract termination;

b) Guide payment accepting entities to adopt payment procedures, utilize payment facilities and solutions for detecting fraud and comply with security requirements of account and transaction information of customers in goods and service payment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(i) Classification of business model and nature, documents proving business/household business model; compliance with procedures for account opening and use or any cashless payment facilities accepted for goods and service payment compliant with anti-money laundering, anti-terrorism financing, prevention of proliferation of weapons of mass destruction;

(ii) Physical inspection of business location or online sale channels for the purpose of examining legitimacy of documents proving business model;

(iii) Development of criteria for selecting and developing payment accepting entities;

d) Promulgate mechanisms for identifying risks, categorizing risks appropriate to each type of payment service made via payment accepting entities; evaluating and classifying payment accepting entities by risk levels; regularly monitoring, supervising, examining, and closely managing operation of payment accepting entities during execution of contracts and agreements in order to deal with or request competent authority to deal with violations in payment as per the law; in respect of high-risk payment accepting entities, adopting means or solutions for monitoring, examining payments of payment accepting entities in an adequate and comprehensive manner including increasing inspection frequency or conducting inspection via online sale channel;

dd) Receive and process reconciliation and complain request of payment accepting entities;

e) Request payment accepting entities to open checking accounts at banks, foreign bank branches to receive payment for goods and service provision. Request payment accepting entities to provide invoices and payment documents for payments made at payment accepting entities in accordance with regulations of payment service providers or when necessary to examine legitimacy of the transactions;

g) Adequately provide information and documents on payments made via payment accepting entities to SBV or competent authority when requested;

h) Produce report on list of payment accepting entities in accordance with guidelines of SBV. Payment service providers shall submit reports on payment accepting entities suspected of fraud and violation of the law using Appendix 4 attached hereto to SBV. Information is provided via electronic means in accordance with connection techniques of SBV.

Criteria set for identifying payment accepting entities suspected of fraud and violation of the law (hereinafter referred to as “criteria set”) on the basis of consulting causes for suspicion are promulgated under Appendix No. 4 attached hereto. Payment service providers must regularly review, amend, and update the criteria set based on documents, information, and data acquired throughout payment service provision and monitoring, examination, supervision of operation of payment accepting entities during execution of contracts and agreements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Where payment service providers allow payment intermediary service providers to enter into contracts or agreements with payment accepting entities, payment intermediary service providers must assume all responsibilities to payment accepting entities in accordance with Clause 3 of this Article.

5. Payment service providers shall send notice to SBV (via Payment Department) upon cooperating with international organizations (organizations established overseas) in payment sector to ensure that the cooperation complies with operating license issued by SBV, relevant law provisions, and is legally accountable.

Article 21. Rights and responsibilities of payment accepting entities

1. Payment accepting entities must publicly post non-discrimination of price and no surcharge or extra fee required in respect of goods and service payment made via cashless payment facilities relative to cash. Payment accepting entities must refund or cooperate with payment service providers in refunding amounts that are a result of rate difference and surcharges illegally collected.

2. Payment accepting entities have the right to request payment service providers to reconcile or file complaints in respect of erroneous transactions or transactions suspected of being erroneous.

3. Payment accepting entities must regularly inspect and supervise their payment equipment and devices (POS/mPOS/QR Code) at payment and service locations to prevent illegal use thereof and assume responsibilities for damage caused as a result of QR Code being swapped.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 22. Entry into force

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Clause 6 Article 6 hereof comes into force from January 1 of 2025.

3. Payment service providers shall review contracts/agreements on cooperation with payment accepting entities signed before the effective date hereof to amend, collect additional documents, information, and provide for customers in accordance with Article 20 and Article 21 hereof before December 31 of 2024. Starting January 1 of 2025, payment service providers must terminate services under contracts/agreements with payment accepting entities that have not been reviewed or adequate according to this Circular.

4. This Circular replaces Circular No. 46/2014/TT-NHNN dated December 31 of 2014 of Governor of SBV; Circular No. 38/2019/TT-NHNN dated December 31 of 2019 of Governor of SBV; annuls Article 3 of Circular No. 30/2016/TT-NHNN dated October 14 of 2016 of Governor of SBV.

Article 23. Organizing implementation

1. Payment Department

a) Is responsible for monitoring, examining, and cooperating with relevant entities in settling difficulties that arise during implementation of this Circular;

b) Acts as liaison and cooperates with Bank Supervision and Inspection Agency, Information Technology Agency in inspecting compliance with regulations on provision of payment services outside of checking account of customers of public postal service providers.

2. Bank Supervision and Inspection Agency, SBV branches of provinces and central-affiliated cities

a) Are responsible for examining, inspecting, and supervising compliance with this Circular and taking actions against violations within their powers and informing Payment Department for monitoring;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Chief of Office, Director of Payment Department, Chief of Banking Inspection and Supervision, heads of entities affiliated to SBV, SBV branches of provinces and central-affiliated cities, Chairpersons of Board of Directors (Board of Members), General Directors (Directors) of payment service providers are responsible for the implementation of this Circular.

 

 

PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Pham Tien Dung

 

APPENDIX NO. 1

 (Attached to Circular No. 15/2024/TT-NHNN dated June 28 of 2024 of Governor of SBV on cashless payment services)

……………………BANK

LIST OF OFFICIAL AUTHORIZED TO CONDUCT CASH TRANSACTIONS WITH STATE BANK OF VIETNAM BRANCHES OF PROVINCES AND CITIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bank: ……………………………………………… License No. ………………………

Business address: ……………………………. Business phone number: ……………………

Name of checking account: ………………………………………………………………

Number of checking account: ………………………… at Central Banking Department of SBV,

Hereby registers list and specimen signature of officials authorized to deposit, withdraw, and transport cash via Inter - bank Electronic Payment System at SBV branch of ………………:

No.

Authorized official

First specimen signature

Second specimen signature

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Full name: ……………………………

Position: ………………………………

At: ……………………………………

Personal identification number (for ID Card, Citizen ID Card)/9-digit ID Card number/(valid) passport number:

Date of issue: ………………

Valid until: ……………………………

Place of issue: …………………………

Phone number: …………………

Written authorization No. …… dated ……………

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

2

Full name: ……………………………

Position: ………………………………

At: ……………………………………

Personal identification number (for ID Card, Citizen ID Card)/9-digit ID Card number/(valid) passport number: ………………………………………

Date of issue: ………………….

Valid until: ………………………

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Phone number: …………………………

Written authorization No. …………… dated …………………

Term of authorization: ………………………………

 

 

3

….

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

(location and date)
LEGAL REPRESENTATIVE
(Signature, full name, seal)

 

VERIFICATION OF SBV BRANCH
(specify that registration documents of credit institution have been received)

 

(location and date)
DIRECTOR OF SBV BRANCH
(Signature, full name, and seal)

 

APPENDIX NO. 2

(Attached to Circular No. 15/2024/TT-NHNN dated June 28 of 2024 of Governor of SBV)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 (location and date)

 

REPORT ON CASH DEPOSIT AND WITHDRAWAL AT STATE BANK OF VIETNAM BRANCHES VIA INTER - BANK ELECTRONIC PAYMENT SYSTEM OF …………… (YEAR)

To: State Bank of Vietnam

I. Number:

No.

Name of credit institution branch

CASH DEPOSIT

CASH WITHDRAWAL

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Reconciled transaction

Unsuccessful transaction

Successful transaction

Reconciled transaction

Unsuccessful transaction

Number of transaction
(item)

Value of transaction
(billion VND)

Number of transaction
(item)

Value of transaction
(billion VND)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Number of transaction
(item)

Value of transaction
(billion VND)

Reason

Number of transaction
(item)

Value of transaction
(billion VND)

Number of transaction
(item)

Value of transaction
(billion VND)

Reason

Number of transaction
(item)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Reason

1

………………….

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



…………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

II. Evaluating results:

1. Advantages and disadvantages

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

DIRECTOR OF SBV BRANCH
(Signature, full name, and seal)

Instructions:

- Reporting period: From January 1 to December 31 of the reporting year.

- Reporting entity: State Bank of Vietnam Branch.

- Recipient: Payment Department, Issue and Payment Department of State Bank of Vietnam.

- Report deadline: By January 1 of the year following the reporting year. Where the deadline of report submission time limit falls onto holiday, Chinese New Year, or weekend, the deadline will be the next working day.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(Attached to Circular No. 15/2024/TT-NHNN dated June 28 of 2024 of Governor of SBV)

REPORTING ENTITY

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-------------

 

 …………… (Location and date)

 

REPORT

ON PAYMENT SERVICE PROVISION

of ……… Period (Quarter/Year)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



I. Payment services outside of checking accounts of customers

(Report each type of service provided in detail)

1. Type of service provided, starting date

2. Number of customers using the service (by the end of reporting period), business address.

3. Payment transactions made in each payment service (in reporting period):

Total number of transactions, daily/monthly average

Total value of transaction, daily/monthly average

Total service fee collected from each payment service.

4. In respect of COBO and POBO services, list of goods and service providers entering into contracts/agreements on COBO and POBO services with payment service providers, specific type of COBO and POBO services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



II. Difficulties and issues

III. Propositions and recommendations

 

Reporting person
(Signature and full name)

Control person
(Signature and full name)

Legal representative
(Signature, full name, and seal)

 

APPENDIX NO. 4

(Attached to Circular No. 15/2024/TT-NHNN dated June 28 of 2024 of Governor of State Bank of Vietnam)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



LIST OF PAYMENT ACCEPTING ENTITIES SUSPECTED OF FRAUD OR VIOLATION OF THE LAW

 …………………(Location and date)

No.

Identification number of payment accepting entity

Name of payment accepting entity

Registered business model

Electronic identification number/Tax identification number (if any)

Address

Phone number

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Type of account

Account status

Cause of suspicion

Organization/business

Household business/individual business

Type of identification document

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

Business registration number

Personal document number (legal representative)

Personal document number

- Date of issue: …

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(11)

(12)

(13)

1

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

2

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

....

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

Note:

- Report deadline: Before the 10th of each month.

- Report submission method: Via Information system for managing, supervising, and preventing fraud risk in payment activities of State Bank of Vietnam (SIMO).

Instruction:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Column 10: Specify type of account in number (1, 2) as follows: 1. Business account; 2. Personal account.

- Column 12: Specify account status in number (1, 2, 3, 4) as follows: 1. Suspended e-banking service; 2. Temporarily locked; 3. Frozen; 4. Closed.

- Column 13: Specify at least one reason in number (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8) as follows:

1. Information in documents, dossiers of payment accepting entity does not match that of the payment accepting entity in National database on business registration/population. Legitimacy of documents, information, and data in documents provided to payment service provider upon signing cooperation contract is suspicious.

2. Payment accepting entity is named under list of violation pertaining to tax evasion, fraud, failure to operate within registered business line.

3. Suspicion of fictitious transaction is established on a well-grounded basis (where goods and service procurement does not occur).

4. Quantity, value, or frequency of transaction does not match identification information corresponding to business model of the payment accepting entity.

5. Checking account of payment accepting entity receives money transfer orders that contain the following phrases such as: “chuyển tiền cho Tòa án” (wire to Court), “Viện kiểm sát” (wire to Procuracy), “Công an” (wire to police), “Thanh tra” (wire to inspector), “giao thông” (wire to traffic police), “chuyển tiền phục vụ công tác điều tra” (wire for inspection), etc.

6. Device ID, IP address with which mobile banking app is installed or payment accepting device is changed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Other signs: specify as footnote.

 

SCHEDULE MAKER
(Signature and full name)

LEGAL REPRESENTATIVE OF THE BANK
(Signature, full name, and seal)

Phone number:

Department:

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 15/2024/TT-NHNN ngày 28/06/2024 quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


33.410

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.184.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!