Thông tin từ các chuyên gia có còn được xem là nguồn thông tin thu thập để thẩm định giá tài sản từ 1/7/2024 không?
Theo Thông tư 31/2024/TT-BTC thông tin từ các chuyên gia có còn được xem là nguồn thông tin thu thập để thẩm định giá tài sản không?
Căn cứ Điều 5 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá ban hành kèm theo Thông tư 31/2024/TT-BTC quy định 06 nguồn thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá từ 1/7/2024 bao gồm như sau:
(1) Thông tin do tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp thể hiện đặc điểm pháp lý (như quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền khai thác, quyền quản lý và các quyền khác liên quan đến tài sản), đặc điểm kinh tế - kỹ thuật (bao gồm quá trình sử dụng, vận hành, khai thác, sửa chữa và nâng cấp tài sản) và các thông tin khác liên quan đến tài sản thẩm định giá (nếu có).
Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của các thông tin này;
(2) Thông tin từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá;
(3) Thông tin từ các chuyên gia, các tổ chức giám định, các tổ chức tư vấn thiết kế, xây dựng, kỹ thuật và các tổ chức, cá nhân khác có kiến thức và kinh nghiệm hiểu biết về tài sản thẩm định giá (nếu có);
(4) Thông tin từ kết quả khảo sát, thu thập thông tin về thị trường và các chủ thể tham gia thị trường của tài sản thẩm định giá;
(5) Thông tin từ các cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
(6) Các nguồn thông tin khác (nếu có).
Vậy, theo quy định mới nhất tại Thông tư 31/2024/TT-BTC thông tin từ các chuyên gia vẫn được xem là một trong số các nguồn thông tin thu thập để thẩm định giá tài sản.
Thông tin từ các chuyên gia có còn được xem là nguồn thông tin thu thập để thẩm định giá tài sản từ 1/7/2024 không? (Hình từ Internet)
Thông tư 31/2024/TT-BTC có hiệu lực khi nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 31/2024/TT-BTC quy định như sau:
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Vậy, Thông tư 31/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Hội đồng thẩm định giá được quy định như thế nào tại Luật Giá 2023?
Căn cứ theo Điều 60 Luật Giá 2023 quy định về hội đồng thẩm định giá như sau:
- Hội đồng thẩm định giá phải có tối thiểu 03 thành viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng của người thành lập hội đồng thẩm định giá, bao gồm Chủ tịch hội đồng thẩm định giá.
Trường hợp cần thiết có thể thuê người có chứng nhận chuyên môn quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Giá 2023 làm thành viên hội đồng thẩm định giá.
- Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất 50% thành viên, bao gồm Chủ tịch hội đồng thẩm định giá có ít nhất một trong các chứng nhận chuyên môn sau đây:
+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành giá, thẩm định giá;
+ Thẻ thẩm định viên về giá;
+ Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá;
+ Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.
- Nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá được quy định như sau:
+ Hội đồng thẩm định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
Phiên họp thẩm định giá chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên của hội đồng thẩm định giá trở lên tham dự và do Chủ tịch hội đồng thẩm định giá điều hành; trước khi tiến hành phiên họp thẩm định giá, những thành viên vắng mặt phải có văn bản gửi tới Chủ tịch hội đồng thẩm định giá nêu rõ lý do vắng mặt và có ý kiến độc lập của mình về các vấn đề liên quan đến giá của tài sản cần thẩm định giá.
Trường hợp hội đồng thẩm định giá chỉ có 03 thành viên thì phiên họp phải có mặt đủ 03 thành viên;
+ Hội đồng thẩm định giá lập biên bản phiên họp, báo cáo thẩm định giá và thông báo kết quả thẩm định giá theo ý kiến đa số đã được biểu quyết thông qua của thành viên Hội đồng thẩm định giá có mặt tại phiên họp.
Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì ý kiến của bên có biểu quyết của Chủ tịch hội đồng thẩm định giá là ý kiến quyết định của hội đồng về giá trị của tài sản thẩm định giá.
Thành viên của hội đồng thẩm định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình nếu không đồng ý với giá trị của tài sản do hội đồng quyết định; ý kiến bảo lưu đó được ghi vào biên bản phiên họp hội đồng thẩm định giá;
+ Hội đồng thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Giá 2023 tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Quyết định thành lập hội đồng. Các trường hợp phát sinh sau khi hội đồng thẩm định giá giải thể sẽ do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng chủ trì xử lý;
+ Hội đồng thẩm định giá được sử dụng con dấu của cơ quan quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá hoặc cơ quan nơi Chủ tịch hội đồng thẩm định giá công tác.
Luật Giá 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Giá 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?