Doanh nghiệp cấp chứng chỉ không đúng so với mẫu chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Doanh nghiệp cấp chứng chỉ không đúng so với mẫu chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp cấp chứng chỉ không đúng so với mẫu chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính không?
- Thời hiệu xử phạt doanh nghiệp cấp chứng chỉ không đúng so với mẫu chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính là bao lâu?
Doanh nghiệp cấp chứng chỉ không đúng so với mẫu chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm e khoản 2 và điểm b khoản 6 Điều 25 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá của học viên trên Phiếu đánh giá chất lượng lớp học theo quy định;
b) Không thực hiện báo cáo theo quy định về chế độ báo cáo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức lớp học quá số học viên theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;
b) Không đảm bảo về nội dung, chương trình, thời lượng của lớp học theo quy định;
c) Bố trí giảng viên không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;
d) Biên soạn và sử dụng tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức không đúng so với khung chương trình theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;
đ) Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập không đúng so với quy định của pháp luật về thẩm định giá;
e) Cấp chứng chỉ không đúng so với mẫu chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính;
g) Lưu trữ hồ sơ liên quan đến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức không đúng theo quy định của pháp luật về thẩm định giá.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc báo cáo theo quy định về chế độ báo cáo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc cấp lại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cho các học viên tham gia lớp học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân."
Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá cấp chứng chỉ không đúng so với mẫu chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp thẩm định giá buộc phải cấp lại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cho các học viên tham gia lớp học.
Doanh nghiệp cấp chứng chỉ không đúng so với mẫu chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính sẽ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp cấp chứng chỉ không đúng so với mẫu chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
2. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này;
b) Công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá ở địa phương.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm trong quản lý giá;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền tối đa không quá 75.000.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt tiền tối đa không quá 5.000.000 đồng.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có quyền phạt tiền tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt tiền không quá 150.000.000 đồng.
Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp thẩm định giá cấp chứng chỉ không đúng so với mẫu chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, doanh nghiệp thẩm định giá buộc phải cấp lại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cho các học viên tham gia lớp học.
Thời hiệu xử phạt doanh nghiệp cấp chứng chỉ không đúng so với mẫu chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá được quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá áp dụng theo quy định của Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Cùng với đó, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
…
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp thẩm định giá cấp chứng chỉ không đúng so với mẫu chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo của bí thư chi bộ? Chi bộ có bao nhiêu đảng viên thì bầu bí thư?
- Công dân Việt Nam có được quyền chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài không?
- Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở mới nhất? Biên bản Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở do ai lập?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở là ai? Quy định về chủ đầu tư và điều kiện làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở như thế nào?
- Biên bản hoàn thiện hợp đồng là gì? Biên bản hoàn thiện hợp đồng có phải là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ hợp đồng với nhà thầu?