Mẫu báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo của bí thư chi bộ? Chi bộ có bao nhiêu đảng viên thì bầu bí thư?
Mẫu báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo của bí thư chi bộ?
Báo cáo công tác lãnh đạo chỉ đạo của Bí thư chi bộ là văn bản tổng hợp đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu chi bộ, bao gồm:
- Công tác lãnh đạo:
+ Triển khai nghị quyết cấp trên
+ Xây dựng và thực hiện nghị quyết chi bộ
+ Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị
+ Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát
- Công tác tổ chức:
+ Tổ chức sinh hoạt chi bộ
+ Phân công nhiệm vụ đảng viên
+ Quản lý đảng viên
+ Kết nạp đảng viên mới
- Công tác xây dựng Đảng:
+ Nâng cao chất lượng sinh hoạt
+ Giáo dục chính trị tư tưởng
+ Rèn luyện đạo đức lối sống
+ Đấu tranh phòng chống tiêu cực
- Đánh giá kết quả:
+ Thành tích đạt được
+ Tồn tại, hạn chế
+ Nguyên nhân
+ Bài học kinh nghiệm
- Phương hướng nhiệm vụ:
+ Mục tiêu, nhiệm vụ
+ Giải pháp thực hiện
+ Kiến nghị, đề xuất
Báo cáo này giúp đánh giá năng lực lãnh đạo và trách nhiệm của Bí thư chi bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hiện tại, không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về Mẫu báo cáo công tác lãnh đạo chỉ đạo của bí thư chi bộ. Chi bộ có thể tham khảo mẫu dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu báo cáo công tác lãnh đạo chỉ đạo của bí thư chi bộ
Mẫu báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo của bí thư chi bộ? (Hình từ Internet)
Chi bộ có bao nhiêu đảng viên thì bầu bí thư chi bộ?
Căn cứ Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau:
Điều 24
1. Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi ủy.
2. Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí. Chi bộ, chi ủy họp thường lệ mỗi tháng một lần.
3. Đại hội chi bộ do chi ủy triệu tập năm năm hai lần; nơi chưa có chi ủy thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng ủy cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá sáu tháng.
4. Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi ủy, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi ủy viên.
Đồng thời, căn cứ Mục 22 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
22. Điều 24 (Khoản 4): Việc bầu chi uỷ, bí thư, phó bí thư chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở)
22.1. Chi bộ có 9 đảng viên chính thức trở lên bầu chi uỷ; chi bộ đông đảng viên bầu không quá 7 chi uỷ viên. Chi bộ trực tiếp bầu chi uỷ trước, sau đó bầu bí thư, bầu một phó bí thư trong số chi uỷ viên. Chi bộ có dưới 9 đảng viên chính thức bầu bí thư, nếu cần bầu một phó bí thư.
22.2. Trường hợp chi bộ bầu đến lần thứ ba mà không có đồng chí nào đủ số phiếu trúng cử bí thư chi bộ thì cấp uỷ cấp trên căn cứ vào tình hình cụ thể của chi bộ để chỉ định một đồng chí trong số chi uỷ viên hoặc đảng viên (nơi không có chi uỷ) làm bí thư để điều hành hoạt động của chi bộ.
22.3. Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định bí thư, phó bí thư, chi uỷ viên.
Theo đó, Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư.
Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi ủy, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi ủy viên.
Trường hợp chi bộ bầu đến lần thứ ba mà không có đồng chí nào đủ số phiếu trúng cử bí thư chi bộ thì cấp ủy cấp trên căn cứ vào tình hình cụ thể của chi bộ để chỉ định một đồng chí trong số chi ủy viên hoặc đảng viên (nơi không có chi ủy) làm bí thư để điều hành hoạt động của chi bộ.
Tổ chức cơ sở đảng có bao nhiêu đảng viên thì lập chi bộ cơ sở?
Căn cứ Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 21
1. Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
2. Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện). Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở); cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp.
3. Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc.
4. Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ.
5. Những trường hợp sau đây, cấp uỷ cấp dưới phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện:
- Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên.
- Lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở có hơn ba mươi đảng viên.
- Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở.
Theo đó, tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên thì lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở là ai? Quy định về chủ đầu tư và điều kiện làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở như thế nào?
- Biên bản hoàn thiện hợp đồng là gì? Biên bản hoàn thiện hợp đồng có phải là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ hợp đồng với nhà thầu?
- Mẫu đề án sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học mới nhất theo Nghị định 125 là mẫu như thế nào?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán sau bao nhiêu ngày nộp hồ sơ?
- Có con trước khi đăng ký kết hôn có bị phạt không? Sinh con trước khi đăng ký kết hôn là con chung hay con riêng?