Từ ngày 01/07/2022, nếu đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% được thông qua thì chi phí doanh nghiệp có tăng không?

Theo thông tin tôi cập nhật được, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng thêm 6%. Nếu đề xuất này được Chính phủ thông qua thì từ ngày 01/07/2022 mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm 6%. Ngoài những tác động tích cực mà điều này đem lại cho người lao động thì cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp. Vậy công ty có thể cho tôi biết những tác động ảnh hưởng đến doanh nghiệp nếu đề xuất tăng lương tối thiểu vùng được thông qua hay không? Tôi rất mong nhận được câu trả lời từ quý công ty. Tôi xin cảm ơn!

Lương tối thiểu vùng là gì?

Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Mức lương này được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

Theo Điều 2 Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho các đối tượng là người lao động đi làm theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

- Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định 90/2019/NĐ-CP).

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng hiện hành được quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

- Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

- Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

- Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

- Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Đối với người lao động làm đã qua học nghề, đào tạo nghề được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 90/2019 thì sẽ được nhận lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Tăng lương tối thiểu vùng chi phí doanh nghiệp có tăng?

Tăng lương tối thiểu vùng chi phí doanh nghiệp có tăng?

Nếu đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% được thông qua thì mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động sẽ thay đổi như thế nào?

- Đối với người lao động bình thường:

Theo mức tăng 6% lương tối thiểu vùng mới được Hội đồng Tiền lương quốc gia công bố và căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ thay đổi như sau:

+ Mức 4.690.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

+ Mức 4.160.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

+ Mức 3.640.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

+ Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

- Đối với người lao động đã qua đào tạo:

Giả sử người lao động làm việc qua học nghề, đào tạo nghề vẫn tiếp tục được nhận thêm ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng như quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể mức lương tối thiểu mà người lao động qua học nghề, đào tào nghề nhận được như sau:

+ Mức 5.020.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

+ Mức 4.450.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

+ Mức 3.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

+ Mức 3.480.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Vậy theo mức tăng lương tối thiểu vùng Hội đồng Tiền lương quốc gia mới công bố thì mức lương trên sẽ là mức lương thấp nhất mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động được trả khi làm việc theo hợp đồng lao động.

Tăng mức lương tối thiểu vùng - tăng chi phí cho doanh nghiệp?

Tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động thì còn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Suốt 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí đứng trước bờ vực phá sản doanh nghiệp. Tăng mức lương tối thiểu vùng cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải gia tăng chi phí, đối với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi sau dịch Covid-19 thì đây thực sự là một vấn đề rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, nhìn vào mặt tích cực thì nếu đề xuất tăng lương tối thiểu vùng này được thông qua thì sẽ tạo ra một nguồn thúc đẩy người lao động làm việc qua đó cải thiện năng suất, hiệu quả làm việc. Từ đó, doanh nghiệp có khả năng phục hồi tốt hơn.

Tăng mức lương tối thiểu vùng 6% - tăng tiền đóng BHXH bắt buộc của doanh nghiệp?

Nếu như đề xuất tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% của Hội đồng Tiền lương quốc gia được Chính phủ thông qua thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu mà doanh nghiệp phải đóng cũng đồng thời tăng lên, mức tăng cụ thể như sau:

(1) Đối với người lao động Việt Nam:

Theo khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng bảo hiểm xã hội người sử dụng lao động đóng cho người lao động là:

"Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
...
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất."

Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp: Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Theo quy định tại Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 về mức đóng, tránh nhiệm đóng BHYT: Người sử dụng lao động đóng bằng 3% quỹ tiêng lương hàng tháng của những người lao động đang tham gia BHYT.

Vì ngày áp dụng đề xuất tăng lương tối thiểu vùng là ngày 01/07/2022 nên sẽ không áp dụng quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/07/2021 về doanh nghiệp được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ 01/07/2021 đến hết 30/06/2022) cho NLĐ thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Do đó, mức tổng đóng của của người sử dụng lao động là 21.5%.

Như vây,

- Đối với trường hợp người sử dụng lao động xác định mức lương cơ sở để trả cho người lao động là mức lương tối thiểu vùng để đóng thì mức đóng bảo hiểm sẽ có sự thay đổi như sau:

+ Mức 4.690.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I (đóng 1.010.000 đồng/tháng).

+ Mức 4.160.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II (đóng 890.000 đồng/tháng).

+ Mức 3.640.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III (đóng 780.000 đồng/tháng).

+ Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV (đóng 700.000 đồng/tháng).

- Đối với trường hợp người lao động xác định mức lương cơ sở là mức lương tối thiểu vùng để đóng và thuộc diện điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì mức đóng bảo hiểm sẽ có sự thay đổi như sau:

+ Mức 5.020.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I (đóng 1.080.000 đồng/tháng).

+ Mức 4.450.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II (đóng 960.000 đồng/tháng).

+ Mức 3.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III (đóng 840.000 đồng/tháng).

+ Mức 3.480.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV (đóng 750.000 đồng/tháng).

(2) Đối với lao động nước ngoài:

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia các chế độ bảo hiểm sau: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Theo khoản 1 Điều 13 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 thì người sử dụng lao động phải đóng BHXH cho người lao động cụ thể như sau: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022,

Đồng thời người sử dụng lao động còn phải đóng 3% mức tiền lương tháng đối với BHYT theo Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH.

Vì ngày áp dụng đề xuất tăng lương tối thiểu vùng là ngày 01/07/2022 nên sẽ không áp dụng quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/07/2021 về doanh nghiệp được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ 01/07/2021 đến hết 30/06/2022) cho NLĐ thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Do đó, tổng mức đóng bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là 20.5%.

Như vây,

- Đối với trường hợp người sử dụng lao động xác định mức lương tối thiểu vùng là mức lương BHXH thì mức đóng bảo hiểm sẽ có sự thay đổi như sau:

+ Mức 4.690.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I (đóng 960.000 đồng/tháng).

+ Mức 4.160.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II (đóng 850.000 đồng/tháng).

+ Mức 3.640.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III (đóng 750.000 đồng/tháng).

+ Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV (đóng 670.000 đồng/tháng).

- Đối với trường hợp người sử dụng lao động xác định mức lương tối thiểu vùng là mức lương BHXH và thuộc diện điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì mức đóng bảo hiểm sẽ có sự thay đổi như sau:

+ Mức 5.020.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I (đóng 1.030.000 đồng/tháng).

+ Mức 4.450.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II (đóng 910.000 đồng/tháng).

+ Mức 3.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III (đóng 800.000 đồng/tháng).

+ Mức 3.480.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV (đóng 710.000 đồng/tháng).

Vậy nếu tăng mức lương tối thiểu vùng lên 6% thì doanh nghiệp phải đóng ít nhất số tiền đóng bảo hiểm nêu trên cho người lao động.

Vậy nên, Tăng lương tối thiểu vùng ảnh hưởng tích cực đến người lao động nhưng bên cạnh đó cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng đến lợi ích của các doanh nghiệp.

Lương tối thiểu vùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ Nội vụ thống nhất tăng lương tối thiểu vùng thế nào khi cải cách tiền lương đối với người lao động từ 01/7/2024?
Pháp luật
Tăng lương tối thiểu vùng 21% từ 01/7/2024 đối với người lao động nào? Đối tượng nào được tăng lương tối thiểu vùng?
Pháp luật
Toàn văn Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng (dự thảo) thế nào? Khi nào Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng có hiệu lực?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu vùng cao nhất và thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 cụ thể là bao nhiêu?
Pháp luật
Lương tối thiểu vùng TPHCM hiện nay là bao nhiêu? Lương tối thiểu vùng TPHCM từ ngày 01/07/2024 có thay đổi không?
Pháp luật
Cập nhật Nghị định 38/2022/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022 thay thế Nghị định 90/2019/NĐ-CP?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2024 là bao nhiêu? Cập nhật tin tức về mức lương tối thiểu vùng năm 2024?
Pháp luật
Lương tối thiểu vùng tại vùng IV dự kiến từ 01/7/2024 là bao nhiêu khi lương tối thiểu vùng tăng 6%?
Pháp luật
Chi tiết Nghị định tăng 6% lương tối thiểu vùng ra sao? Chính thức tăng 6% lương tối thiểu vùng trong tháng 05 hay tháng 07?
Pháp luật
Tháng 05/2024 tăng lương tối thiểu vùng 6% đúng không? Khi nào có Nghị định tăng lương tối thiểu vùng chính thức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lương tối thiểu vùng
4,177 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương tối thiểu vùng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào