Từ ngày 01/07/2022, doanh nghiệp, tổ chức có được tiếp tục sử dụng chứng từ khấu trừ mua của cơ quan thuế hay không?

Anh chị cho tôi hỏi kể từ ngày 01/07/2022, doanh nghiệp, tổ chức có được tiếp tục sử dụng chứng từ khấu trừ mua của cơ quan thuế hay không? Tôi cảm ơn!

Chứng từ, chứng từ đặt in, tự in là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ theo đó chứng từ, chứng từ đặt in, tự in được hiểu như sau:

- Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.

- Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều này được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.

- Chứng từ đặt in, tự in bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều này được thể hiện ở dạng giấy do cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi khấu trừ thuế, khi thu thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.

Từ ngày 01/07/2022, tổ chức chưa kịp triển khai chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử thì có thể sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo hình thức tự phát hành hay không?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục II Thông báo của Tổng cục thuế về việc sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và biên lai điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn về sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo hình thức tự phát hành như sau:

“II. Về chứng từ khấu trừ thuế TNCN đặt in, tự in còn tồn
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức chưa kịp triển khai chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử thì có thể sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo hình thức tự phát hành.
Từ ngày 01/07/2022, CQT không tiếp tục bán chứng từ khấu trừ thuế TNCN do CQT đặt in.
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức còn tồn chứng từ khấu trừ mua của CQT thì được tiếp tục sử dụng.”

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức chưa kịp triển khai chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử thì có thể sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo hình thức tự phát hành.

Từ ngày 01/07/2022, doanh nghiệp, tổ chức có được tiếp tục sử dụng chứng từ khấu trừ mua của cơ quan thuế hay không?

Từ ngày 01/07/2022, doanh nghiệp, tổ chức có được tiếp tục sử dụng chứng từ khấu trừ mua của cơ quan thuế hay không? (Hình từ internet)

Từ ngày 01/07/2022, các tổ chức (bao gồm cả tổ chức UNTT) vẫn có thể tiếp tục sử dụng biên lai giấy đặt in, tự in, mua?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung của biên lai như sau:

“Điều 32. Nội dung chứng từ
2. Biên lai
a) Tên loại biên lai: Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
b) Ký hiệu mẫu biên lai và ký hiệu biên lai.
Ký hiệu mẫu biên lai là các thông tin thể hiện tên loại biên lai, số liên biên lai và số thứ tự mẫu trong một loại biên lai (một loại biên lai có thể có nhiều mẫu).
Ký hiệu biên lai là dấu hiệu phân biệt biên lai bằng hệ thống các chữ cái tiếng Việt và 02 chữ số cuối của năm.
Đối với biên lai đặt in, 02 chữ số cuối của năm là năm in biên lai đặt in. Đối với biên lai tự in và biên lai điện tử, 02 chữ số cuối của năm là năm bắt đầu sử dụng biên lai ghi trên thông báo phát hành hoặc năm biên lai được in ra.
c) Số biên lai là số thứ tự được thể hiện trên biên lai thu thuế, phí, lệ phí. Số biên lai được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 7 chữ số. Đối với biên lai tự in, biên lai đặt in thì số biên lai bắt đầu từ số 0000001. Đối với biên lai điện tử thì số biên lai điện tử bắt đầu từ số 1 vào ngày 01 tháng 01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng biên lai điện tử và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
d) Liên của biên lai (áp dụng đối với biên lai đặt in và tự in) là số tờ trong cùng một số biên lai. Mỗi số biên lai phải có từ 02 liên hoặc 02 phần trở lên, trong đó:
- Liên (phần) 1: lưu tại tổ chức thu;
- Liên (phần) 2: giao cho người nộp thuế, phí, lệ phí;
Các liên từ thứ 3 trở đi đặt tên theo công dụng cụ thể phục vụ công tác quản lý theo quy định của pháp luật.
đ) Tên, mã số thuế của tổ chức thu thuế, phí, lệ phí.
e) Tên loại các khoản thu thuế, phí, lệ phí và số tiền ghi bằng số và bằng chữ.
g) Ngày, tháng, năm lập biên lai.
h) Chữ ký của người thu tiền. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì chữ ký trên biên lai điện tử là chữ ký số.
i) Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in biên lai (đối với trường hợp đặt in).
k) Biên lai được thể hiện là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm tiếng nước ngoài thì phần ghi thêm bằng tiếng nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn “( )” hoặc đặt ngay dưới dòng nội dung ghi bằng tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Chữ số ghi trên biên lai là các chữ số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Đồng tiền ghi trên biên lai là đồng Việt Nam. Trường hợp các khoản phải thu khác thuộc ngân sách nhà nước được pháp luật quy định có mức thu bằng ngoại tệ thì được thu bằng ngoại tệ hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.
Trường hợp khi thu phí, lệ phí, nếu danh mục phí, lệ phí nhiều hơn số dòng của một biên lai thì được lập bảng kê kèm theo biên lai. Bảng kê do tổ chức thu phí, lệ phí tự thiết kế phù hợp với đặc điểm của từng loại phí, lệ phí. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo biên lai số... ngày... tháng.... năm”.
Đối với tổ chức thu phí, lệ phí sử dụng biên lai điện tử trong trường hợp cần điều chỉnh một số tiêu thức nội dung trên biên lai điện tử cho phù hợp với thực tế, tổ chức thu phí, lệ phí có văn bản trao đổi với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) xem xét và có hướng dẫn trước khi thực hiện.
Ngoài các thông tin bắt buộc theo quy định tại khoản này, tổ chức thu phí, lệ phí có thể tạo thêm các thông tin khác, kể cả tạo lo-go, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo phù hợp với quy định của pháp luật và không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc thể hiện trên biên lai. Cỡ chữ của các thông tin tạo thêm không được lớn hơn cỡ chữ của các nội dung bắt buộc thể hiện trên biên lai.”

Theo đó, biên lai sẽ bao gồm các nội dung như bên trên và tên loại biên lai sẽ là Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí.

Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục III Thông báo của Tổng cục thuế về việc sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và biên lai điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn về sử dụng biên lai điện tử như sau:

“III. Về việc sử dụng biên lai điện tử
Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì từ ngày 01/07/2022, các tổ chức có thể sử dụng biên lai điện tử. Tuy nhiên, Tổng cục Thuế đang trong quá trình xây dựng định dạng chuẩn dữ liệu biên lai điện tử và quy trình thực hiện.
Do đó, trong thời gian chưa có hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Thuế, các tổ chức (bao gồm cả tổ chức UNTT) vẫn tiếp tục sử dụng biên lai giấy đặt in, tự in, mua của CQT hoặc biên lai điện tử theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC.”

Như vậy, từ ngày 01/07/2022, cơ quan thuế không tiếp tục bán chứng từ khấu trừ thuế TNCN do CQT đặt in và trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức còn tồn chứng từ khấu trừ mua của CQT thì được tiếp tục sử dụng.

Chứng từ khấu trừ thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Định dạng của chứng từ khấu trừ thuế TNCN hiện nay là gì? Chỉ được sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN?
Pháp luật
Thế nào là chứng từ? Thời điểm lập chứng từ được quy định như thế nào? Có những nội dung chứng từ nào?
Pháp luật
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN là gì? Người lao động ký hợp đồng dưới 3 tháng có quyền yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN không?
Pháp luật
Công ty có phải cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho người lao động đã ủy quyền quyết toán thuế hay không?
Pháp luật
Cấp lại chứng từ khấu trừ thuế TNCN từ những năm trước có được hay không? Quy định về khấu trừ thuế TNCN hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Từ ngày 01/07/2022, doanh nghiệp, tổ chức có được tiếp tục sử dụng chứng từ khấu trừ mua của cơ quan thuế hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng từ khấu trừ thuế
4,273 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng từ khấu trừ thuế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: