Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 yêu cầu về việc lấy mẫu trong phương pháp xác định độ dày danh định của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt?

Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 yêu cầu về việc lấy mẫu trong phương pháp xác định độ dày danh định của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt? Chị B.T-Hà Nội.

Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 yêu cầu về việc lấy mẫu trong phương pháp xác định độ dày danh định của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt?

Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 quy định về việc lấy mẫu và mẫu thử trong phương pháp xác định độ dày danh định của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt như sau:

- Lấy mẫu

+ Lấy mẫu theo TCVN 8222 : 2009.

+ Số lượng mẫu thử ít nhất trong mọi trường hợp là 10 mẫu.

- Kích thước mẫu thử

+ Mẫu thử hình tròn có đường kính 75 mm.

+ Mẫu thử được lấy bằng khuôn lấy mẫu (xem Hình 5.1) có kích thước chuẩn.

- Nếu không có khuôn lấy mẫu có thể dùng compa và kéo sắc chế tạo mẫu.

* Chú thích Nhiều loại vải địa kỹ thuật thay đổi độ dày do bị nén khi xếp, cắt. Vì vậy cần chú ý để giảm ảnh hưởng này tới mức tối thiểu trong quá trình chế tạo mẫu.

Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 yêu cầu về việc lấy mẫu trong phương pháp xác định độ dày danh dạnh của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt?

Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 yêu cầu về việc lấy mẫu trong phương pháp xác định độ dày danh định của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt? (Hình từ Internet)

Cách tiến hành lấy mẫu trong phương pháp xác định độ dày danh định của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt?

Tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 quy định về cách tiến hành trong phương pháp xác định độ dày danh định của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt như sau:

- Căn chỉnh thiết bị thử

+ Chỉnh thăng bằng thiết bị đo bằng giọt nước và các núm xoay dưới đế thiết bị.

+ Cài tải trọng vào trục đĩa ép:

+ Khi đo độ dày danh định của vải địa kỹ thuật, đĩa ép được gia tải sao cho áp lực ép lên bề mặt vật liệu là 2 kPa ± 0,01 kPa.

+ Khi đo độ dày danh định của màng địa kỹ thuật, đĩa ép được gia tải sao cho áp lực ép lên bề mặt vật liệu là 20 kPa ± 0,1 kPa.

- Trình tự tiến hành

Bước 1: Quay núm xoay hạ đĩa ép tiếp xúc với mặt phẳng đế thiết bị (không có mẫu thử), chỉnh đồng hồ đo về “0”.

Bước 2: Quay núm xoay nâng đĩa ép lên và đặt mẫu thử lên mặt phẳng đế thiết bị sao cho tâm mẫu thử trùng với tâm của đĩa ép.

Bước 3: Quay núm xoay từ từ hạ đĩa ép xuống, khi đĩa ép tiếp xúc với bề mặt mẫu thử buông núm xoay ra và đồng thời bấm đồng hồ.

Bước 4: Chờ 30 s, ghi các số liệu trên đồng hồ đo.

Bước 5: Quay núm xoay nâng đĩa ép lên và lấy mẫu đã thử ra. Kết thúc một lần thử, quay lại bước 2 cho lần thử tiếp theo và cứ như vậy cho tới khi thử hết số lượng mẫu.

Cách tính kết quả theo Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 như thế nào?

Tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 hướng dẫn cách tính kết quả như sau:

- Tính giá trị độ dày đối với từng mẫu

+ Đối với đồng hồ điện tử các số liệu được tự động xử lý và cho giá trị thực của độ dày mẫu thử ngay sau khi kết thúc phép đo.

+ Đối với đồng hồ bách phân, kết quả của phép đo phải qua bước tính toán sau:

- Độ dày của mẫu thử tính theo công thức:

D = T x n

Trong đó

T là tổng số vạch đo được trên đồng hồ bách phân;

n là khoảng cách tương ứng với một vạch, tính bằng mm.

Ví dụ Giả sử tổng số vạch nhận được trong phép đo là 520 vạch. Đối với đồng hồ BAKER của ấn độ sản xuất thì 1 vạch tương ứng với 0,002 mm (giá trị này thường ghi ngay trên mặt của đồng hồ đo) thì độ dày của mẫu thử trong phép đo này là:

D = 520 x 0,002 = 1,04 mm.

- Các giá trị tiêu biểu

+ Giá trị trung bình chính xác tới 0,01 mm.

+ Độ lệch tiêu chuẩn chính xác tới 0,001 mm.

+ Hệ số biến thiên chính xác tới 0,1 %.

- Yêu cầu đối với việc thử thêm

+ Khả năng lặp lại các kết quả

Khi hệ số biến thiên tính theo qui định tại 8.2 vượt quá 20 % thì cần phải tăng số mẫu thử nhiều lên để thu được kết quả có giới hạn sai số cho phép theo qui định. Số lượng các mẫu thử yêu cầu được tính theo TCVN 8222: 2009.

+ Các giới hạn sai số

Kiểm tra các kết quả thu được theo qui định tại mục 8.2 để đảm bảo các giới hạn sai số thực tế không vượt quá giới hạn qui định. Sai số kết quả được coi là thoả mãn nếu số lần thử tính theo TCVN 8222 không vượt quá thực tế. Nghĩa là các kết quả thử là thoả mãn khi thử đủ số lần và đáp ứng yêu cầu của các điều 8.3.1 và 8.3.2.

Tại Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 hướng dẫn báo cáo thử nghiệm như sau:

Báo cáo thử nghiệm bao gồm các nội dung sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Số, ký hiệu thiết bị dùng để thử;

- Thứ nguyên dùng tính toán kết quả;

- Các giá trị tiêu biểu của phép thử;

- Các giá trị riêng lẻ như: kết quả thử của từng mẫu;

- Thông tin chi tiết về các kết quả coi là dị thường;

- Các thay đổi về điều kiện, qui trình thử so với tiêu chuẩn nếu có;

Thông tin chi tiết về các kết quả bị loại bỏ, kể cả nguyên nhân không dùng các kết quả đó để đánh giá các trị số tiêu biểu.

- Các thông tin về mẻ mẫu, mẫu thử, điều kiện thử như:

Tên đơn vị, cá nhân gửi mẫu.

Tên mẫu, ký hiệu mẫu.

số lô, số cuộn, ngày sản xuất (mẫu lấy trong nhà máy sản xuất) hoặc tên công trình, hạng mục, vị trí lấy mẫu, ngày tháng năm lấy mẫu, gửi mẫu,... (mẫu lấy ngoài công trường lắp đặt, thi công)

Khối lượng mẫu

- Ngày tháng năm thử mẫu.

- Kiểu điều hoà mẫu.

- Nhiệt độ, độ ẩm khi điều hoà mẫu và khi thử mẫu.

Vải địa kỹ thuật
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11934:2017 (ISO 16578:2013) đặt ra những yêu cầu phát hiện các trình tự axit nucleic đặc hiệu bằng microarray thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 hướng dẫn các phương pháp thử thùng làm bằng vật liệu phi kim loại?
Pháp luật
Bệnh nhiệt thán ở gia xúc có thể truyền nhiễm sang cho người không? Có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ gia xúc đã chết để chẩn đoán bệnh không?
Pháp luật
Lợn có dễ mắc bệnh nhiệt thán ở gia xúc hay không? Trường hợp mắc bệnh sẽ có triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938 :2009 hướng dẫn kiểm tra nội bộ của nhà sản xuất trong quy trình chứng nhận đối với thanh và dây thép làm cốt bê tông?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13899:2023 về Hỗn hợp nhựa có trình tự của phương pháp thử vệt hằn bánh xe ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 yêu cầu về việc lấy mẫu trong phương pháp xác định độ dày danh định của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-2:2019 về Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển có triệu chứng lâm sàng ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12237-1:2018 (IEC 61558-1:2017) yêu cầu gì về An toàn của máy biến áp, cuộn kháng, bộ cấp nguồn và các kết hợp của chúng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vải địa kỹ thuật
205 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vải địa kỹ thuật Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: