Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh không? Có bao nhiêu nội dung cơ bản trong hợp đồng?
Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh không?
Căn cứ Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định thì ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận. Do đó, trong hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước các bên có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Việt theo thỏa thuận của các bên.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh không? Có bao nhiêu nội dung cơ bản trong hợp đồng? (Hình từ Internet)
Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải có những nội dung cơ bản nào?
Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:
Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Tên công nghệ được chuyển giao.
2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
3. Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
4. Phương thức chuyển giao công nghệ.
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên.
6. Giá, phương thức thanh toán.
7. Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
9. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
10. Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
11. Phạt vi phạm hợp đồng.
12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
13. Cơ quan giải quyết tranh chấp.
14. Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Theo quy định nêu trên, hợp đồng chuyển giao công nghệ phải có các nội dung cơ bản sau đây:
(1) Tên công nghệ được chuyển giao.
(2) Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
(3) Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
(4) Phương thức chuyển giao công nghệ.
(5) Quyền và nghĩa vụ của các bên.
(6) Giá, phương thức thanh toán.
(7) Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
(8) Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
(9) Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
(10) Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
(11) Phạt vi phạm hợp đồng.
(12) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
(13) Cơ quan giải quyết tranh chấp.
(14) Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 24 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:
Thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận.
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết.
Đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao thì sẽ có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
Trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kiên Giang thế nào? Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Kiên Giang?
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?
- Mùng 2 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Mùng 2 âm lịch là thứ mấy 2025? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 mấy ngày?
- Mẫu đơn dự sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu đơn dự sơ tuyển?
- Lời chúc đêm giao thừa 2025 hay và ý nghĩa? Giao thừa 2025 đi làm được hưởng lương như thế nào?