Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 về an toàn đồ chơi trẻ em - một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 về an toàn đồ chơi trẻ em - một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em thế nào? Thắc mắc của bạn C.A ở Đồng Nai.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 về an toàn đồ chơi trẻ em - một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 8124-6:2014.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC181 An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238, An toàn đồ chơi trẻ em, gồm các phần sau:

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2011 (ISO 8124-1:2009), Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2008 (ISO 8124-2:2007), Phần 2 : Yêu cầu chống cháy;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010), Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-4A:2011 (ISO 8124-4:2010), Phần 4A: Đu, cầu trượt và các đồ chơi vận động tương tự sử dụng tại gia đình;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-4:1997 (EN 71-4:1990), Phần 4: Bộ đồ chơi thực nghiệm về hóa học và các hoạt động liên quan;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5:1993), Phần 5: Bộ đồ chơi hóa học ngoài bộ đồ chơi thực nghiệm;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 (ISO 8124-6:2014), Phần 6: Một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-8:2015 (ISO/TR 8124-8:2014), Phần 8: Hướng dẫn xác định tuổi sử dụng;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-9:2010 (EN 71-9:2005), Phần 9: Hợp chất hóa học hữu cơ - Yêu cầu chung;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-10:2010 (EN 71-10:2005), Phần 10: Hợp chất hóa học hữu cơ - Chuẩn bị và chiết mẫu;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-11:2010 (EN 71-11:2005), Phần 11: Hợp chất hóa học hữu cơ - Phương pháp phân tích.

*Cảnh báo: Người sử dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-11:2010 phải thông thạo các thao tác trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đưa ra các vấn đề về an toàn, nếu có, liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn có trách nhiệm thiết lập các hoạt động an toàn và sức khỏe thích hợp để đảm bảo sự phù hợp với các quy định của từng quốc gia.

*Lưu ý: - Các phép thử được tiến hành theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 phải được thực hiện bởi nhân viên được đào tạo phù hợp.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 quy định phương pháp xác định di-n-butyl phtalat (DBP), benzyl butyl phtalat (BBP), bis-(2-etylhexyl) phtalat (DEHP), di-n-octyl phtalat (DNOP), di-iso-nonyl phtalat (DINP) và di-iso-decyl phtalat (DIDP) (xem Phụ lục A) có trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 áp dụng cho đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em được làm từ chất dẻo, vải và các lớp phủ v.v... Tiêu chuẩn này đã được công nhận cho polyvinylclorua (PVC), polyuretan (PU) và một số loại lớp phủ sơn đại diện khác (xem Phụ lục D). Tiêu chuẩn cũng có thể áp dụng được cho các este phtalat và một số vật liệu sản phẩm khác nếu phù hợp.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 về an toàn đồ chơi trẻ em - một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em thế nào? (Hình từ internet)

Quy định chung về xây dựng đường chuẩn trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015, quy định chung về xây dựng đường chuẩn trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em như sau:

Có hai phương pháp lựa chọn để xây dựng đường chuẩn được mô tả dưới đây, chuẩn ngoại (ES) (7.4.3.2) và chuẩn nội (IS) (7.4.3.3). Các phòng thí nghiệm có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với thực tế của mình (xem Phụ lục E).

Một đường chuẩn phải được thiết lập cho mỗi phương pháp. Phải chuẩn bị ít nhất năm dung dịch chuẩn hiệu chuẩn cách đều nhau (4.4 hoặc 4.5.3). Việc định lượng dựa trên phép đo diện tích của pic. Hệ số tương quan (r) của từng đường chuẩn ít nhất phải bằng 0,995.

Đồng phân của DINP và DIDP phải được định lượng sử dụng tích phân đường nền.

Chú thích 1: DINP và DIDP tồn tại là các hỗn hợp đồng phân khác nhau với các số CAS khác nhau. Vì sắc ký đồ GC-MS của mỗi hỗn hợp khác nhau, phòng thí nghiệm phải lựa chọn hợp chất tham chiếu càng gần với tỉ lệ đồng phân của phtalat có trong mẫu thử nghiệm càng tốt và báo cáo số CAS của vật liệu tham chiếu được sử dụng theo 11 f).

Chú thích 2: Vì sự tồn tại của các đồng phân không tách được, pic của DNOP, DINP và DIDP có thể bị chồng lấp một phần. Hiện tượng này có thể được giảm thiểu hiệu quả khi m/z = 279 (DNOP), m/z = 293 (DINP) và m/z = 307 (DIDP) được lựa chọn là các ion định lượng tương ứng.

Cách nhận biết hợp chất trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em?

Căn cứ tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015, quy định cách nhận biết hợp chất trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em như sau:

Nhận biết hợp chất bằng cách kết hợp cả thời gian lưu và độ nhạy tương đối của các ion dự đoán trong dung dịch thử và dung dịch chuẩn.

Hợp chất cần phân tích được cho là đã được nhận biết trong dung dịch thử nếu đáp ứng các tiêu chí sau:

- Tỷ số giữa thời gian lưu của chất phân tích với thời gian lưu của chuẩn nội, nghĩa là thời gian lưu tương đối của chất phân tích, tương ứng với thời gian lưu của dung dịch hiệu chuẩn với dung sai ± 0,5 %;

- Các ion dự đoán (xem Bảng C.1) tồn tại ở thời gian lưu của hợp chất cụ thể;

- Cường độ tương đối của các ion dự đoán (xem Bảng C.1) khi quét toàn bộ, biểu thị bằng phần trăm của ion nhạy nhất, phải tương ứng với cường độ của chuẩn hiệu chuẩn chuẩn các nồng độ so sánh được, khi được đo trong cùng điều kiện, có khoảng dung sai như nêu tại Bảng 1.

Bảng 1: Dung sai cho phép tối đa đối với cường độ ion tương đối sử dụng kỹ thuật khối phổ

Cưởng độ tương đối (% pic cơ bản)

Dung sai cho phép tối đa (cường độ tương đối)

> 50 %

± 10%

> 20 % đến 50 %

± 15%

> 10 % đến 20 %

± 20 %

≤ 10%

± 50%

Chú thích: Một số đồng phân của DINP hoặc DIDP có thể cản trở việc nhận biết DINP hoặc DIDP. Ví dụ, Di-propylheptyl phtalat (DPHP, số CAS 53306-54-0) là một trong các đồng phân của DIDP, về mặt lý thuyết khó tách DPHP khỏi DIDP nhưng có thể nhận biết chúng thông qua đặc điểm của pic, thời gian lưu và tỷ lệ hiện hữu.

Bảng C.1: Thời gian lưu và ion dự đoán của hóa chất

TT

Hóa chất

Thời gian lưu

min

lon dự đoán

m/z

Cường độ tương đối

_

BB (IS)

7,4

105, 91, 212, 194

100:46:17:09

1

DBP

8,1

149,150, 223, 205

100:09.05:04

_

DAP (IS)

8,9

149,150, 237, 219

100:10:06:03

2

BBP

9,6

149, 091, 206, 238

100:72:23:03

3

DEHP

10,3

149, 167, 279, 150

100:50:32:10

4

DNOP

11,3

149, 279, 150, 261

100:18:10:03

5

DINP

10,7-13,0

149, 127, 293, 167

100:14:09:06

6

DIDP

11,0-14,5

149, 141, 307, 150

100:21:16:10

Chú thích:

- Gạch chân: các ion định lượng sơ cấp.

- Nghiêng: các ion định lượng thứ cấp.

Đồ chơi trẻ em
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 về các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý đối với đồ chơi trẻ em thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 về an toàn đồ chơi trẻ em - một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em thế nào?
Pháp luật
Lựa chọn thiết bị đồ chơi mầm non không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với cá nhân?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ sẽ bị phạt 50.000.000 đồng đúng không?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Những loại đồ chơi trẻ em nào được xác định là đồ chơi nguy hiểm?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như thế nào? Quy định chung ra sao?
Pháp luật
Để thử mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi trẻ em thì cần lựa chọn mẫu thử như thế nào?
Pháp luật
Quy chuẩn Quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em như thế nào? Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Quy chuẩn ra sao?
Pháp luật
Các sản phẩm nào không được xem là đồ chơi trẻ em theo QCVN 3/2019:BKHCN? Trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh đồ chơi trẻ em phải đảm bảo những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đồ chơi trẻ em
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
4,747 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đồ chơi trẻ em
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào