Giá phí hợp nhất kinh doanh do bên nào xác định? Công thức tính giá phí hợp nhất kinh doanh là gì?
- Giá phí hợp nhất kinh doanh do bên nào xác định? Công thức tính giá phí hợp nhất kinh doanh là gì?
- Thỏa thuận hợp nhất kinh doanh có thể cho phép điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh trong trường hợp nào?
- Trong nghiệp vụ mua hoán đổi, giá phí hợp nhất kinh doanh do công ty mẹ hay công ty con gánh chịu?
Giá phí hợp nhất kinh doanh do bên nào xác định? Công thức tính giá phí hợp nhất kinh doanh là gì?
Tại Mục 24 Chuẩn mực số 11 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC giải thích giá phí hợp nhất kinh doanh như sau:
Giá phí hợp nhất kinh doanh
24. Bên mua sẽ xác định giá phí hợp nhất kinh doanh bao gồm: Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản đem trao đổi, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh.
Theo đó, giá phí hợp nhất kinh doanh sẽ do bên mua xác định.
Cụ thể, giá phí hợp nhất kinh doanh được xác định dựa theo công thức sau:
Giá phí hợp nhất kinh doanh | = | Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản đem trao đổi, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua | + | Chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh |
Giá phí hợp nhất kinh doanh do bên nào xác định? Công thức tính giá phí hợp nhất kinh doanh là gì? (hình từ internet)
Thỏa thuận hợp nhất kinh doanh có thể cho phép điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh trong trường hợp nào?
Tại Mục 33 Chuẩn mực số 11 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định:
Thỏa thuận hợp nhất kinh doanh có thể cho phép điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh khi xảy ra một hoặc nhiều sự kiện trong tương lai.
Ví dụ: khoản điều chỉnh này có thể phụ thuộc vào việc duy trì hay đạt được một mức độ lợi nhuận nhất định trong tương lai hay phụ thuộc vào giá thị trường của các công cụ đã phát hành và đang được duy trì.
Thông thường, có thể ước tính được giá trị cần điều chỉnh ngay tại thời điểm ghi nhận ban đầu giao dịch hợp nhất kinh doanh một cách đáng tin cậy, mặc dù còn tồn tại một vài sự kiện không chắc chắn.
Nếu các sự kiện trong tương lai không xảy ra hoặc cần phải xem xét lại giá trị ước tính, thì giá phí hợp nhất kinh doanh cũng phải được điều chỉnh theo.
Khi thỏa thuận hợp nhất kinh doanh cho phép điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh, khoản điều chỉnh đó không được tính vào giá phí hợp nhất kinh doanh tại thời điểm ghi nhận ban đầu nếu khoản điều chỉnh đó không có khả năng chắc chắn xảy ra hoặc không thể xác định được một cách đáng tin cậy.
Nếu sau đó, khoản điều chỉnh này trở nên có khả năng chắc chắn xảy ra và giá trị điều chỉnh có thể xác định được một cách đáng tin cậy thì khoản xem xét bổ sung sẽ được coi là khoản điều chỉnh vào giá phí hợp nhất kinh doanh.
Trong nghiệp vụ mua hoán đổi, giá phí hợp nhất kinh doanh do công ty mẹ hay công ty con gánh chịu?
Tại Phụ lục A Chuẩn mực số 11 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
PHỤ LỤC A
Hướng dẫn bổ sung
Mua hoán đổi
A1. Như đã quy định trong đoạn 21, trường hợp hợp nhất kinh doanh được gọi là mua hoán đổi, khi bên mua là một doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu của nó đã bị mua lại bởi chính doanh nghiệp bị mua. Ví dụ, một công ty bị một doanh nghiệp nhỏ hơn mua lại để được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Mặc dù về mặt pháp lý thì doanh nghiệp nhỏ hơn được coi là công ty mẹ và công ty bị mua được coi là công ty con. Tuy nhiên công ty con về mặt pháp lý sẽ là bên mua nếu nó có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động của công ty mẹ để đạt được lợi ích từ hoạt động của công ty mẹ.
A2. Doanh nghiệp áp dụng hướng dẫn trong đoạn từ A3 đến A15 khi hạch toán việc mua hoán đổi.
A3. Hạch toán việc mua hoán đổi xác định cách thức phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh tại ngày mua và không áp dụng cho các nghiệp vụ xảy ra sau khi hợp nhất.
Giá phí hợp nhất kinh doanh
...
Theo đó, trường hợp hợp nhất kinh doanh được gọi là mua hoán đổi, khi bên mua là một doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu của nó đã bị mua lại bởi chính doanh nghiệp bị mua.
Ví dụ, một công ty bị một doanh nghiệp nhỏ hơn mua lại để được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Mặc dù về mặt pháp lý thì doanh nghiệp nhỏ hơn được coi là công ty mẹ và công ty bị mua được coi là công ty con.
Tuy nhiên công ty con về mặt pháp lý sẽ là bên mua nếu nó có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động của công ty mẹ để đạt được lợi ích từ hoạt động của công ty mẹ.
Tóm lại, trong nghiệp vụ mua hoán đổi, giá phí hợp nhất kinh doanh do công ty mẹ hay công ty con gánh chịu sẽ phụ thuộc vào việc công ty nào là công ty có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động của công ty còn lại để đạt được lợi ích từ hoạt động của công ty đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản về việc kháng cáo vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản về việc kháng cáo?
- Quy chế nội bộ về cho vay, quản lý nợ, xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm những nội dung nào?
- Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định thế nào?
- Cách thức giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì? Cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì gồm những gì?
- Lỗi đi vào đường cấm ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền, trừ mấy điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168?