Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định thế nào?
Ngoài công năng sử dụng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở còn bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ quy định tại Điều 80 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
1. Phương án kiến trúc.
2. Phương án công nghệ (nếu có).
3. Công năng sử dụng.
4. Thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì công trình.
5. Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu.
6. Chỉ dẫn kỹ thuật.
7. Phương án phòng, chống cháy, nổ.
8. Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
9. Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
10. Dự toán xây dựng phù hợp với bước thiết kế xây dựng.
Theo đó, ngoài công năng sử dụng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở còn bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Phương án kiến trúc.
- Phương án công nghệ (nếu có).
- Thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì công trình.
- Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu.
- Chỉ dẫn kỹ thuật.
- Phương án phòng, chống cháy, nổ.
- Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Dự toán xây dựng phù hợp với bước thiết kế xây dựng.
Xem thêm:
>> Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt có được điều chỉnh thiết kế xây dựng không?
Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định thế nào?
Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định tại Điều 83 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), cụ thể như sau:
(1) Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư thẩm định các nội dung sau:
- Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan;
- Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có);
- Việc lập dự toán xây dựng công trình; sự phù hợp của giá trị dự toán xây dựng công trình với giá trị tổng mức đầu tư xây dựng; xác định giá trị dự toán xây dựng công trình.
(2) Đối với công trình xây dựng thuộc dự án PPP, nội dung thẩm định thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản (1) và các nội dung quy định tại hợp đồng dự án PPP.
(3) Đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 6 Điều 82 của Luật Xây dựng 2014 và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 83a của Luật Xây dựng 2014 (được bổ sung bởi khoản 26 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), chủ đầu tư căn cứ nội dung quy định tại khoản (1) và khoản (2) Điều 83a của Luật Xây dựng 2014 (được bổ sung bởi khoản 26 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) để tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng.
(4) Đối với công trình xây dựng không thuộc quy định tại các khoản (1), (2) và (3), chủ đầu tư quyết định nội dung thẩm định bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan.
Chủ đầu tư có quyền và nghĩa vụ gì trong việc thiết kế xây dựng?
Theo quy định tại Điều 85 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng được quy định như sau:
(1) Chủ đầu tư có các quyền sau:
- Tự thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng;
- Lựa chọn nhà thầu thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
- Đàm phán, ký kết hợp đồng thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan;
- Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
(2) Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
- Lựa chọn nhà thầu thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng;
-Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
- Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
- Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng đã ký kết;
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về kết quả công việc do mình thực hiện;
- Lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?