Chủ trì thiết kế xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng 2?
Chủ trì thiết kế xây dựng là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 175/2024/NĐ-CP thì chủ trì trong hoạt động xây dựng là chức danh của cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ phụ trách thực hiện công việc theo lĩnh vực chuyên môn, gồm: chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; chủ trì kiểm định xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Theo đó, chủ trì thiết kế xây dựng có thể hiểu là chức danh của cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ phụ trách thực hiện công việc thiết kế xây dựng.
Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng 2 là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 82 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:
Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng
Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng khi đáp ứng điều kiện chung quy định tại Điều 79 Nghị định này và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp tương ứng với các hạng chứng chỉ hành nghề như sau:
1. Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình cấp II.
2. Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III.
3. Hạng III: Đã tham gia thiết kế hoặc thẩm tra thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình cấp IV.
Như vậy, để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng 2, cá nhân phải đáp ứng điều kiện chung quy định tại Điều 79 Nghị định 175/2024/NĐ-CP và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp như sau:
Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III.
Chủ trì thiết kế xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng 2? (Hình từ Internet)
Quy định chung về thiết kế xây dựng như thế nào theo Nghị định 175?
Quy định chung về thiết kế xây dựng được quy định tại Điều 35 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Quy định chung và yêu cầu đối với thiết kế xây dựng được quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020.
(2) Tùy theo quy mô, tính chất của dự án, số bước thiết kế xây dựng được xác định tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
(3) Nội dung của từng bước thiết kế xây dựng phải đáp ứng các quy định của pháp luật về xây dựng và phù hợp với mục đích, nhiệm vụ thiết kế xây dựng đặt ra cho từng bước thiết kế xây dựng.
(4) Công trình được thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số kỹ thuật chủ yếu của thiết kế ở bước trước. Trong quá trình lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, chủ đầu tư được quyết định việc điều chỉnh thiết kế nhằm đáp ứng hiệu quả và yêu cầu sử dụng khi không dẫn đến thay đổi thiết kế cơ sở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
(5) Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án (khi chưa xác định chủ đầu tư) chịu trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng trừ các bước thiết kế xây dựng được giao cho nhà thầu xây dựng lập theo quy định của hợp đồng.
(6) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định, kiểm soát bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020.
Lưu ý: Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được quy định tại Điều 36 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án (khi chưa xác định chủ đầu tư) lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về thiết kế xây dựng theo quy định tại Nghị định này lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng.
(2) Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia để góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế.
(3) Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:
- Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
- Mục tiêu xây dựng công trình;
- Địa điểm xây dựng công trình;
- Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
- Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng, tiêu chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
(4) Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả và yêu cầu sử dụng dự án đầu tư xây dựng công trình.
(5) Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án chấp thuận bằng văn bản riêng hoặc tại nhiệm vụ thiết kế đối với nhiệm vụ thiết kế được thuê lập theo khoản (1).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ trì thiết kế xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng 2?
- Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế quý 4/2024 là bao nhiêu? Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế ở đâu?
- Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích gì? Một dự án lập mấy báo cáo?
- Thông báo lịch đi làm lại sau Tết online 2025 Ất Tỵ? Mẫu thông báo đi làm trở lại sau Tết online 2025 chuyên nghiệp?
- Thuế nhà thầu là gì? Thuế nhà thầu tiếng Anh là gì? Những đối tượng không áp dụng thuế nhà thầu?