Thế nào là bảo hộ lao động? Chế độ bảo hộ lao động của người lao động được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi thế nào là bảo hộ lao động? Chế độ bảo hộ lao động của người lao động được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Trâm (Gia Lai).

Thế nào là bảo hộ lao động?

Hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về khái niệm thế nào là bảo hộ lao động. Do vậy, thông thường mọi người vẫn thường hiểu rằng bảo hộ lao động là tổng hợp các biện pháp pháp lý, kỹ thuật, tổ chức, bảo vệ môi trường… và các biện pháp khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Đồng thời, tại điểm b khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định bảo hộ lao động là một trong những quyền mà người lao động được người sử dụng lao động thực hiện.

Thế nào là bảo hộ lao động? Chế độ bảo hộ lao động của người lao động được quy định như thế nào?

Thế nào là bảo hộ lao động? Chế độ bảo hộ lao động của người lao động được quy định như thế nào?

Chế độ bảo hộ lao động của người lao động được quy định như thế nào?

Đối với quy định về chế độ bảo hộ lao động của người lao động thì tại Mục 3 Chương II Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định cụ thể như sau:

Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động cụ thể như sau:

- Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

- Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

- Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

- Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

- Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

- Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Đối với quy định về nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì tại Điều 22 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

- Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.

- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi có ý kiến của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.

- Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động

Về phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động thì tại Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

- Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

- Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.

- Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

+ Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;

+ Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;

+ Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.

- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.

Bồi dưỡng bằng hiện vật

Tại Điều 24 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:

- Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.

- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc sau đây:

+ Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể;

+ Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm;

+ Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.

- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật.

Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được quy định tại Điều 25 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015:

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của người lao động nằm trong giới hạn an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Thời giờ làm việc đối với người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.

Hiện nay có những biện pháp bảo hộ lao động nào?

Những biện pháp bảo hộ lao động hiện nay mà các doanh nghiệp cần lưu ý bao gồm:

- Giáo dục, tuyên truyền, thông tin cho người lao động, người đến thăm biết về an toàn lao động và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho người lao động.

- Huấn luyện an toàn lao động phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề, công việc, quy mô lao động,...

- Ban hành, xây dựng và tổ chức thực hiên nội quy về an toàn lao động, quy trình đảm bảo an toàn lao động phù hợp với pháp luật

- Đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn

- Cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa lao động,...

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Bảo hộ lao động Tải về trọn bộ các văn bản Bảo hộ lao động hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi nào người lao động được trang bị bảo hộ lao động? Mẫu đề xuất bổ sung danh mục phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động 2022?
Pháp luật
Thế nào là bảo hộ lao động? Chế độ bảo hộ lao động của người lao động được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đạo diễn có phải là người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật không? Nội dung cơ bản của nội quy người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được quy định ra sao?
Pháp luật
Phòng An toàn, bảo hộ lao động Quân đội là cơ quan nào? Có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?
Pháp luật
Chức năng cơ quan An toàn, bảo hộ lao động đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ an toàn, bảo hộ lao động tại đơn vị cơ sở Bộ Quốc phòng có chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Pháp luật
Cuộc họp của Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động do ai chủ trì? Thư ký các kỳ họp của Hội đồng là ai?
Pháp luật
Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ trong những vấn đề gì? Khi thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan nào?
Pháp luật
Sản xuất quần áo bảo hộ lao động có mã ngành bao nhiêu? Có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Pháp luật
Không trang bị nón bảo hộ lao động cho công nhân thi công công trình bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hộ lao động
5,097 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hộ lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào