Chức năng cơ quan An toàn, bảo hộ lao động đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng như thế nào?

Cho tôi hỏi: Chức năng cơ quan An toàn, bảo hộ lao động đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng như thế nào? - Anh Nam (Bình Phước)

Đơn vị đầu mối thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trực thuộc Bộ Quốc phòng hiện nay bao gồm những đơn vị nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 142/2017/TT-BQP, đơn vị đầu mối thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trực thuộc Bộ Quốc phòng hiện nay bao gồm:

- Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật là Ban An toàn, bảo hộ lao động;

- Các quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục 2, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng là Trợ lý chuyên trách an toàn, bảo hộ lao động;

- Các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng còn lại và Cục Xe - Máy, Cục Kỹ thuật Binh chủng/Tổng cục Kỹ thuật là Trợ lý kiêm nhiệm an toàn, bảo hộ lao động.

Chức năng cơ quan An toàn, bảo hộ lao động đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng như thế nào?

Chức năng cơ quan An toàn, bảo hộ lao động đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng như thế nào? (Hình từ Internet)

Chức năng cơ quan An toàn, bảo hộ lao động các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng như thế nào?

Chức năng cơ quan An toàn, bảo hộ lao động các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 142/2017/TT-BQP như sau:

- Tham mưu cho chỉ huy đơn vị thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện các nội dung công tác an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng.

Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn ra sao?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 142/2017/TT-BQP, cơ quan An toàn, bảo hộ lao động các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Chủ trì đề xuất với người chỉ huy các chủ trương, biện pháp, chương trình, kế hoạch công tác an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị và tổ chức thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan và cơ quan nghiệp vụ cấp trên xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; danh mục máy, thiết bị, vật tư đặc thù quân sự có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; đề nghị về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; danh mục bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực quân sự;

- Đề xuất nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động nhằm ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện làm việc giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong hoạt động lao động, khai thác, quản lý, vũ khí trang bị kỹ thuật tại đơn vị;

- Tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật theo quy định của Bộ Quốc phòng; định kỳ tổng hợp, báo cáo Bộ Quốc phòng tình hình tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu;

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; công tác phòng, chống cháy nổ, an toàn điện và phòng, chống sét tại các cơ sở kỹ thuật; công tác đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; công tác huấn luyện, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; công tác khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố cháy nổ;

- Phối hợp với cơ quan nghiệp vụ cấp trên, cơ quan chức năng liên quan giúp chỉ huy đơn vị tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Đề xuất tạm đình chỉ việc sử dụng các máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây mất an toàn, tai nạn lao động, ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động, báo cáo cơ quan chức năng và cấp có thẩm quyền xử lý;

- Tham gia thẩm định về kỹ thuật an toàn; giám sát việc tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật an toàn, các giải pháp an toàn lao động trong các cơ sở, các luận chứng kinh tế, kỹ thuật, các đề án thiết kế, xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, khai thác sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý;

- Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động theo phân cấp của Bộ Quốc phòng; xem xét và đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động và xây dựng;

- Phối hợp với Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Quân đội, Trung tâm kiểm định của Nhà nước thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; quản lý, theo dõi công tác đăng ký, kiểm định theo quy định;

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng. Thực hiện sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động trong toàn quân và báo cáo cơ quan nghiệp vụ cấp trên theo quy định.

Tổng hợp, đề xuất với cơ quan và cấp có thẩm quyền khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do chỉ huy đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng giao.

Bảo hộ lao động Tải về trọn bộ các văn bản Bảo hộ lao động hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi nào người lao động được trang bị bảo hộ lao động? Mẫu đề xuất bổ sung danh mục phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động 2022?
Pháp luật
Thế nào là bảo hộ lao động? Chế độ bảo hộ lao động của người lao động được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đạo diễn có phải là người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật không? Nội dung cơ bản của nội quy người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được quy định ra sao?
Pháp luật
Phòng An toàn, bảo hộ lao động Quân đội là cơ quan nào? Có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?
Pháp luật
Chức năng cơ quan An toàn, bảo hộ lao động đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ an toàn, bảo hộ lao động tại đơn vị cơ sở Bộ Quốc phòng có chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Pháp luật
Cuộc họp của Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động do ai chủ trì? Thư ký các kỳ họp của Hội đồng là ai?
Pháp luật
Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ trong những vấn đề gì? Khi thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan nào?
Pháp luật
Sản xuất quần áo bảo hộ lao động có mã ngành bao nhiêu? Có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Pháp luật
Không trang bị nón bảo hộ lao động cho công nhân thi công công trình bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hộ lao động
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
817 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hộ lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hộ lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào