Tăng mức lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của cán bộ, CC, VC là bao nhiêu? Khắc phục tình trạng CB, CC, VC nghỉ việc thế nào?
Thời điểm nào sẽ tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, ban đầu việc cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức dự kiến áp dụng từ năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng Covid-19 nên Trung ương đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức đến thời điểm thích hợp.
Hiện nay, mức lương cơ sở đang được thực hiện theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, áp dụng từ ngày 01/7/2020 là 1,490.000 đồng.
Ngày 9/10/2022 vừa qua, tại Hội nghị Trung ương VI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo về phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến những nội dung như sau:
Chính phủ đã trình các cấp có thẩm quyền việc dự kiến sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực công từ 1,490.000 đồng lên thành khoảng 1,800.000 đồng /tháng (tăng khoảng 20,8%), thời gian dự kiến thực hiện là từ ngày 01/7/2023. Đồng thời, nâng mức phụ cấp với một số ngành nghề, lĩnh vực cho phù hợp.
Như vậy, nếu đề xuất tăng lương cơ sở tại Hội nghị Trung ương VI được thông qua thì từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức khu vực công sẽ là 1,800.000 đồng/tháng.
>> Dự kiến tăng hàng loạt quyền lợi về BHXH, BHYT cho người lao động từ ngày 01/7/2023
Tăng mức lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ là bao nhiêu?
Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ là bao nhiêu khi mức lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng/tháng?
Hiện nay, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
Theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, chúng ta có thể hiểu rằng, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được xác định dựa trên mức lương cơ sở và hệ số lương mà cán bộ, công chức, viên chức đó đang được hưởng.
Hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:
Xem chi tiết toàn bộ bảng hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức: Tại đây.
Như vậy, cần phải xác định cán bộ, công chức, viên chức đang thuộc loại nào, nhóm nào, bậc nào để biết được hệ số lương theo quy định trên.
Với việc dự kiến tăng mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên thành 1.800.000 đồng thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ có những thay đổi như sau:
- Trường hợp công chức loại A3, nhóm A3.1 đang hưởng hệ số lượng bậc 1:
+ Theo mức lương cơ sở hiện nay thì tiền lương của công chức loại A3, nhóm A3.1 đang hưởng hệ số lượng bậc 1 sẽ là:
1.490.000 x 6.2 = 9.238.000 đồng/tháng
+ Theo mức lương cơ sở dự kiến áp dụng từ ngày 01/7/2023 sẽ là:
1.800.000 đồng x 6.2 = 11.160.000 đồng/tháng
Như vậy, nếu áp dụng mức lương cơ sở dự kiến từ ngày 01/7/2023 thì tiền lương của công chức loại A3, nhóm A3.1 đang hưởng hệ số lượng bậc 1 sẽ tăng thêm 1.922.000 đồng/tháng.
- Tương tự, đối với mỗi loại công chức khác như loại A2, A1, B,... thì sẽ căn cứ vào nhóm công chức, hệ số lương để xác định tiền lương của công chức đó khi mức lương cơ sở tăng theo cách tính như trên.
Khắc phục tình trạng cán bộ, CC, VC nghỉ việc thế nào?
Theo hướng dẫn tại Công văn 4138/LĐTBXH-TCCB năm 2022, Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả của đội ngũ công chức, viên chức, Bộ đề nghị Thủ trưởng các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu triển khai, thực hiện các nội dung sau:
Đối với Thủ trưởng các đơn vị
- Phối hợp với cấp ủy chú trọng công tác giáo dục chính trị cho đội ngũ công chức, viên chức, tạo tư tưởng yên tâm làm việc trong khu vực nhà nước; xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có năng lực, uy tín để tổ chức tốt công việc, tạo niềm tin, khuyến khích công chức, viên chức làm việc.
- Quan tâm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, đổi mới công tác bố trí, sử dụng công chức, viên chức; khuyến khích, tạo điều kiện để công chức, viên chức được tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực, nhất là công chức, viên chức trẻ. Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng; ...
- Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc việc thực thi đạo đức, văn hóa công vụ, thái độ làm việc của đội ngũ công chức, viên chức, nhất là những lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp, người dân.
Vụ Tổ chức cán bộ
- Tham mưu đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ công chức, viên chức thông qua việc tuyển dụng, tiếp nhận, quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng.
- Tham mưu trình Bộ biện pháp nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ công chức, viên chức thông qua các chương trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài một cách thiết thực, cụ thể, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; quy hoạch, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, làm cơ sở định hướng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức, viên chức.
- Xây dựng bổ sung, hoàn thiện đội ngũ lãnh đạo, quản lý có năng lực, uy tín; thường xuyên rà soát, hoàn thiện vị trí việc làm trong đó xác định khung năng lực cụ thể làm cơ sở để tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch; tham mưu quản lý tốt biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức của từng đơn vị thuộc Bộ theo vị trí việc làm.
Vụ Kế hoạch - Tài chính
Tham mưu, hoàn thiện các quy định về xã hội hóa, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước làm cơ sở để Bộ, ngành phê duyệt phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập....
Xem chi tiết tại Công văn 4138/LĐTBXH-TCCB năm 2022.
Xem thêm:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?