Tăng cường triển khai thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp?

Cho tôi hỏi các đơn vị ngành y tế có nhiệm vụ gì trong tăng cường triển khai thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng CCCD có gắn chíp? - Câu hỏi từ anh Nguyên (Lâm Đồng).

Tình hình triển khai thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp như thế nào?

Ngày 28/02/2022, Bộ Y tế ban hành Công văn 931/BYT-BH năm 2022 hướng dẫn triển khai thí điểm khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp.

Tại Công văn này, người dân được cho phép dùng căn cước công dân gắn chíp thay cho thẻ bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, trong gần 9 tháng triển khai thí điểm việc chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp, số lượng người dân thực hiện và tỷ lệ tra cứu bằng căn cước công dân gắn chíp còn rất thấp.

Cụ thể theo số liệu báo cáo của BHXH Việt Nam tại Công văn 6914/BYT-BH năm 2022 tính đến ngày 18/11/2022 như sau:

- Toàn quốc đã có 11.726 cơ sở khám chữa bệnh triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp;

- Trong 4.797.796 lượt tra cứu thông tin bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắp chíp có 2.942.327 lượt tra cứu thành công, đạt 61,33% trên tổng số lượt được tra cứu;

- Tính từ 01/02/2022 đến ngày 18/11/2022, tỷ lệ lượt khám chữa bệnh có tra cứu thông tin bảo hiểm y tế bằng CCCD gắn chíp chỉ đạt khoảng 4,36% trên tổng số lượt khám chữa bệnh (gần 110 triệu lượt khám).

Có thể thấy, tình hình triển khai thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp vẫn còn hạn chế.

Tăng cường triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp: Các đơn vị có nhiệm vụ gì?

Tăng cường triển khai thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp?

Công tác tăng cường triển khai thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp bao gồm những đơn vị nào?

Để khắc phục tình hình nêu trên, ngày 29/11/2022 Bộ Y tế ban hành Công văn 6914/BYT-BH năm 2022 đôn đốc các cơ quan tổ chức triển khai thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp.

Căn cứ vào Công văn 6914/BYT-BH năm 2022, các đơn vị triển khai thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp bao gồm:

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế;

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các Bộ, ngành;

- Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam.

Các đơn vị này có trách nhiệm tăng cường tổ chức thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

Nhiệm vụ triển khai thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp ra sao?

Theo như nội dung hướng dẫn của Công văn 6914/BYT-BH năm 2022 thì nhiệm vụ của Thủ trưởng các đơn vị được xác định như sau:

- Khẩn trương chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý rà soát tình hình triển khai thí điểm thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNeID của Bộ Công an theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Y tế. Khi có khó khăn, vướng mắc đề nghị thủ trưởng đơn vị trực tiếp trao đổi với cơ quan BHXH cấp tỉnh và phối hợp với PC 06 công an cấp tỉnh để kịp thời tháo gỡ, giải quyết;

- Nghiêm túc tổ chức thực hiện theo đúng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, phấn đấu đến hết năm 2022 đạt tỷ lệ 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong toàn quốc triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip với 20% người dân khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có thực hiện tra cứu thông tin BHYT qua căn cước công dân gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNeID;

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng hiện có để người dân được biết và hiểu về những tiện lợi, lợi ích mang lại, từ đó dần dần thay đổi thói quen sử dụng căn cước công dân gắn chíp hoặc cài đặt ứng dụng VNelD trên điện thoại thông minh khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế;

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền (bằng văn bản) về các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Sở Y tế chịu trách nhiệm tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị thuộc quyền quản lý; thủ trưởng y tế thuộc Bộ, ngành trực tiếp báo cáo khó khăn, vướng mắc của các đơn vị mình gửi về Bộ Y tế (qua Vụ Bảo hiểm y tế) để được xem xét, giải quyết.

Vai trò của việc thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp đối với Đề án 06 ra sao?

Ngày 06/01/2022, Chính phủ Ban hành Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 Phê duyệt "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030" (Đề án 06), xác định nhiều nhiệm vụ quan trọng trong công tác chuyển đổi số.

Tại Công văn 6914/BYT-BH năm 2022, vai trò của việc thực hiện căn cước khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắp chíp đối với Đề án 06 được xác định như sau:

Triển khai sử dụng CCCD gắn chíp khi đi KCB BHYT là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Đề án 06 (Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ), góp phần cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian tiếp đón người bệnh, minh bạch thông tin, chống các hành vi gian lận, lợi dụng để trục lợi quỹ BHYT...

Như vậy, có thể thấy rõ, thực hiện căn cước khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắp chíp là công việc có vai trò cấp thiết trong việc thực hiện Đề án 06 giai đoạn 2022-2025.

Xem chi tiết nội dung tại Công văn 6914/BYT-BH năm 2022.

Bảo hiểm y tế Tải trọn bộ các văn bản quy định về Bảo hiểm y tế hiện hành
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khám chữa bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không? Khám trái tuyến thì bảo hiểm y tế có chi trả tiền thuốc không?
Pháp luật
Công văn 2068/BYT-BH hướng dẫn chi tiết mức hỗ trợ và thời gian hưởng bảo hiểm y tế theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Có hoàn trả tiền bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp có mức sống trung bình không?
Pháp luật
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo có được hoàn trả tiền bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật hay không?
Pháp luật
Sinh viên có thuộc nhóm đối tượng thuộc tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng hay không?
Pháp luật
Thân nhân của bộ đội đã xuất ngũ có được hưởng bảo hiểm y tế do nhà nước cấp trước đó hay không?
Pháp luật
Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 bệnh viện có làm việc không? Khám bệnh BHYT vào ngày lễ được không?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm y tế không? Nếu có thì hàng tháng phải đóng bao nhiêu?
Pháp luật
Đề xuất nghiêm cấm chậm đóng bảo hiểm y tế? Quy định mới về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực y tế?
Pháp luật
Người đang tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng Bảo hiểm y tế thì có được hoàn trả tiền đã đóng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm y tế
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,520 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: